Đây là cuộc biểu tình quy mô lớn đầu tiên sau khi Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha đe dọa sử dụng mọi quy định luật pháp để bảo đảm trật tự. Ảnh: Reuters.
"Chúng tôi đại diện cho những thiên thạch sẽ nghiền nát khủng long", Benjamaporn Nivas, một thủ lĩnh học sinh mới 15 tuổi, chia sẻ. Ảnh: Reuters.
Benjamaporn và một thủ lĩnh khác thuộc nhóm "Bad Student" với lập trường chống chính quyền đã bị cơ quan chức năng triệu tập vào ngày 20/11. Hai người bị cáo buộc liên quan đến một vụ biểu tình trước đó. Ảnh: Reuters.
Cuộc biểu tình ngày 21/11 đã được cảnh sát Bangkok cấp phép để diễn ra. Người biểu tình mang trang phục hình nộm khủng long để đại diện cho giới lãnh đạo chính trường Thái Lan. Họ chỉ trích tình trạng trì trệ chính trị lâu nay và đòi đẩy nhanh cải cách dân chủ. Ảnh: Reuters.
Các cuộc biểu tình đã kéo dài từ tháng 7. Lực lượng nòng cốt là học sinh, sinh viên. Phong trào này xoay quanh 3 yêu sách là Thủ tướng Prayuth từ chức, xây dựng hiến pháp mới và cải cách nền quân chủ Thái Lan. Ảnh: Reuters.
Các nhóm biểu tình của học sinh cũng yêu cầu tăng cường tự do học thuật và gia tăng bình đẳng giữa các hệ thống giáo dục. Họ chỉ trích hệ thống tại Thái Lan chỉ hướng đến đào tạo ra những người biết phục tùng nên đã lạc hậu. Ảnh: Reuters.
Phong trào cũng đòi hỏi chính phủ Thái Lan nhìn nhận nghiêm túc hơn về vấn đề bình đẳng giới. Một học sinh còn mang theo thông điệp về vấn nạn tấn công tình dục trong trường học. Ảnh: Reuters.
Cuộc biểu tình ngày 21/11 được dẫn đầu bởi các học sinh phổ thông ở Thái Lan và nhóm "Bad Student". Theo hãng tin Canadian Press, mục tiêu hoạt động ban đầu của nhóm chỉ là cải cách giáo trình lạc hậu và quy chuẩn ăn mặc trong trường học. Ảnh: Reuters.
Nhóm "Bad Students" những tháng qua đã hưởng ứng làn sóng cải cách dân chủ ở Thái Lan. Cuộc biểu tình ngày 21/11 thu hút thành phần tham dự đa dạng, nhiều người không phải học sinh cũng tham gia. Ảnh: Reuters.
"Chúng tôi không chỉ là học sinh, sinh viên. Chúng tôi đều là công dân của đất nước này. Học sinh có quyền nói chuyện chính trị. Bất kỳ điều gì của đất nước cũng cần được bàn luận", Namfon Jaruk, một sinh viên 21 tuổi, chia sẻ. Ảnh: Reuters.
Người biểu tình đang lên hoạch tổ chức tuần hành lớn bên ngoài trụ sở Cục Tài sản Hoàng gia vào ngày 25/11 để phản đối việc Vua Vajiralongkorn nắm quyền quản lý khối tài sản được định giá hàng chục tỷ USD. Ảnh: Reuters.
Cảnh sát Thái Lan dùng vòi rồng trấn áp người biểu tình Cảnh sát Bangkok phải phun vòi rồng để giải tán người biểu tình hôm 16/10, trong khi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha khẳng định không từ chức và sẽ sử dụng mọi cách để lập lại trật tự.
Thanh Danh