Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh – 10 năm mô hình 'Nhac cách mạng xuống phố'
Sau đây là tham luận của NSƯT Nguyễn Thị Quỳnh Liên, Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc TP.HCM, Chi hội Trưởng Chi hội Biểu diễn Thanh nhạc & Hợp xướng, nhan đề 'Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh – 10 năm mô hình 'Nhac cách mạng xuống phố' ' tổ chức ngày 22/8/2023.
Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, hàng ngàn ca khúc Cách mạng hay còn gọi là “Nhạc đỏ” đã tạo nên sắc thái riêng cho một chiến trường đầy máu và hoa, đầy gian nan nghiệt ngã nhưng cũng hết sức lãng mạn. Nhạc Cách Mạng không chỉ là những bài hát khí thế, hào hùng, thúc dục tinh thần chiến đấu, mà còn là những ca khúc trữ tình, lãng mạn, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa...góp phần không nhỏ vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.
Chiến thắng lịch sử 30/4/1975 cũng đã tạo nên những ca khúc bất hủ… như khép lại một thiên trường ca nhiều cung bậc nhưng rất đỗi hào hùng từ hai cuộc kháng chiến vĩ đại gần nửa thế kỷ của quân và dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam... Với ý nghĩa sâu sắc đó, Hội âm nhạc TP. HCM mong muốn các ca khúc Truyền thống Cách Mạng cần được tuyên truyền lan tỏa rộng khắp để mỗi người dân Thành phố & thế hệ trẻ Việt Nam tiếp tục tự hào về những bài ca đi cùng năm tháng, cùng nhau gìn giữ và phát huy hơn nữa những giá trị đích thực của Dòng âm nhạc Truyền thống Cách Mạng mà bao thế hệ Cha ông ta đã đổ biết bao sương máu để tạo nên những Bản thiên trường ca bất hủ ấy...!
Mô hình mang tên "Nhạc Cách Mạng Xuống phố" ra đời đúng vào dịp cả nước kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Không nản lòng với những khó khăn bước đầu tưởng chừng không khắc phục nổi.
Nhưng với quyết tâm của Ban Thường vụ; Cấp ủy Chi bộ và đặc biệt là sự năng động sáng tạo của Ban Điều hành Chi hội Biểu diễn Thanh nhạc - Hợp xướng, những người được Hội Âm nhạc giao trực tiếp tổ chức thực hiện chương trình này.
Chương trình "Nhạc Cách mạng xuống phố"đã được Chi hội đầu tư dàn dựng khá công phu và trực tiếp triển khai thực hiện hàng quý trong năm tại các địa điểm ngoài trời thuộc khu dân cư đông đúc, nơi có nhiều người dân đi qua và có thể dừng chân thuận lợi để lắng nghe những giai điệu tự hào của dân tộc như: Trước cửa Nhà hát lớn Thành Phố, Trung tâm khuôn viên công viên Gia Định, khu dân cư trên đường Thích Quảng Đức (quận Phú Nhuận), quảng trường trung tâm thuộc Khu Chế xuất (quận 7). Đài Liệt sĩ Tổ quốc ghi công (quận Bình Thạnh). Trung tâm triển lãm TP.HCM; các trường Đại học, Phổ thông trung học, các Trại cải tạo phạm nhân thuộc Bộ Công an; Công an TP. HCM; các Trung tâm giáo dục Thanh thiếu niên, Phụ nữ, trại cai nghiện, Tổng đội Thanh niên xung phong...tới cả những miền đất giàu truyền thống đấu tranh Cách
mạng như: Long An, Bình Phước, Xuân Lộc - Đồng Nai hay đến với những người lính không còn nguyên vẹn vì họ đã để lại một phần cơ thể của mình nơi chiến trường khốc liệt...!
Cứ như thế"Nhạc Cách Mạng Xuống Phố"và bây giờ là"Âmnhạc xuống Phố"... đã đi qua được 67 kỳ với nhiều hình thức biểu diễn tuyên truyền khác nhau. Khi tập trung hoành tráng, khi gọn gàng nhanh lẹ như "Đội quân xung kích" tràn đầy nhiệt huyết và dành trọn vẹn tình yêu đối với âm nhạc Cách Mạng...!
Những ngày tháng cả thành phố chìm trong biển dịch Covid 19..."Âm nhạc xuống phố" phối hợp cùng Hội Nữ Nghệ sĩ Thành phố, chia thành các nhóm xung kích nhỏ, vào tận các Bệnh viện dã chiến vận động hỗ trợ người dân bị nhiễm bệnh và lực lượng tuyến đầu chống dịch bằng các phương tiện y tế cần thiết như: Gạo, Mask thở oxy, khẩu trang y tế, máy đo thân nhiệt, dung dịch sát khuẩn, quần áo bảo hộ...tại các Bệnh viện dã chiến Củ Chi; Bệnh viện dã chiến số 8 Thủ Đức; Trung tâm cấp cứu phục hồi Bệnh viện Bạch Mai - Bệnh viện dã chiến số 16, quận 7; Lực lượng tham gia chống dịch Bộ đội biên phòng Thành phố Hồ Chí Minh; Huyện Giồng Trôm Bến Tre. Thông qua các ca khúc Cách Mạng, các bài hát về chống dịch, kết hợp tổ chức tuyên truyền người dân tích cực tham gia phòng chống dịch ngay trên xuồng ghe chạy dọc sông Vàm Cỏ Đông thuộc địa phận Xã Đức Hòa, tỉnh Long An v.v…
Ngay sau khi gỡ bỏ thực hiện quy định giãn cách đối với Thành Phố. Âm nhạc Cách Mạng thời kỳ 61,62,63... của Hội âm nhạc Thành Phố Hồ Chí Minh lại tiếp tục vang lên những giai điệu tự hào.
Những ca khúc tiên phong tiêu biểu của dòng nhạc Cách Mạng trong cuộc kháng chiến 9 năm chống Thực dân Pháp lần lượt được chính các ca sĩ, hội viên trẻ hát vang với hơi thở mới và niềm tự hào dân tộc như: Lên đàng, Tiếng gọi thanh niên (Lưu Hữu Phước), Thu khói lửa (Nguyễn Hữu Ba), Du Kích Sông Thao (Đỗ Nhuận), Tiến quân ca (Văn Cao), Hò kéo pháo (Hoàng Vân), Bình Trị Thiên Khói lửa (Nguyễn Văn Thương), Lời Người ra đi (Trần Hoàn), Đoàn Vệ Quốc quân ( Phan Huỳnh Điểu); Lên ngàn, Nhạc Rừng ( Hoàng Việt), Con kênh xanh xanh (Ngô Huỳnh), Tình đồng chí (Chính Hữu-Minh Quốc), Tiểu đoàn 307 (Nguyễn Bính- Nguyễn Hữu Trí), Anh Ba Hưng (Trần Kiết Tường)...vv.
Hàng trăm ca khúc ra đời sau Hiệp định Geneve chia đôi đất nước cho tới cuối tháng 4/1975. Cuộc kháng chiến trường trinh kéo dài 21 năm gắn liền với con đường Hồ Chí Minh huyền thoại, cũng được các thế hệ Nghệ sĩ, Ca sĩ hội viên Hội âm nhạc lần lượt tiếp nối nhau hát vang trong các kỳ chương trình "Âm nhạc xuống phố" được thực hiện như:Bài ca Trường sơn (Trần Chung), Chiếc gậy Trường sơn (Phạm Tuyên), Trên đỉnh Trường sơn ta hát (Huy Du), Trường Sơn đông, Trường Sơn tây, Lá đỏ (Hoàng Hiệp), Tiếng đàn ta lư, Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân (HuyThục). Mỗi bước ta đi (Thuận Yến), Nổi lửa lên em (Huy Du-Giang Lam), Cánh chim báo tin vui; Anh Quân bưu vui tính (ĐàmThanh), Năm anh em trên một chiếc xe tăng (Doãn Nho), Đêm Trường Sơn nhớ Bác (Trần Chung), Miền Nam nhớ mãi ơn Người (Lưu Cầu); Đất nước (Phạm Minh Tuấn)!
Các ca khúc được sáng tác ở hậu phương Miền Bắc, trong chiến khu, trong nội ô Sài Gòn với phong trào đấu tranh đô thị đầy hào khí như: Dâỵmà đi (Nguyễn Xuân Tâm), Hát cho dân tôi nghe, Đồng lúa reo (Tôn Thất Lập); Người Mẹ Bàn Cờ; Một đời người, Một rừng cây (Trần Long Ẩn), Tự Nguyện (Trương Quốc Khánh), Tiếng hát những đêm không ngủ (Phạm Tuyên), Nối vòng tay lớn (Trịnh Công Sơn)...Và chiến thắng Mùa Xuân 30/04/1975 đã tạo nên các ca khúc ấn tượng đánh dấu một chặng đường lịch sử đầy tự hào của dân tộc Việt Nam: Đất nước trọn niềm vui (Hoàng Hà), Như có Bác trong ngày vui đại thắng (Phạm Tuyên), Đường tàu mùa xuân (Phạm Minh Tuấn); Mùa xuân bên cửa sổ; Mùa Xuân trên TP. Hồ Chí Minh (Xuân Hồng)...vv.
Trong giai đoạn hội nhập, phong trào sáng tác ca khúc Truyền thống Cách mạng vẫn được Hội âm nhạc đặc biệt chú trọng và định hướng cho các Nhạc sĩ trẻ thông qua những chuyến đi Về nguồn kiếm tìm chất liệu và bồi đắp thêm nguồn cảm xúc cho các Nhạc sĩ trẻ. Bên cạnh những bài hát của các Nhạc sĩ gạo cội đã in đậm dấu ấn trong lòng người yêu nhạc của biết bao tầng lớp nhân dân cả nước nói chung, và người dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng...hàng loạt sáng tác mới của các Nhạc sĩ hội viên Hội âm nhạc Thành phố đã ra đời đáp ứng xu hướng thời đại và yêu cầu thưởng thức âm nhạc ngày càng đa dạng phong phú của các tầng lớp công chúng yêu nhạc....và chương trình "Âm nhạc xuống phố" đã góp phần làm cho các bài hát ấy được tiếp cận trực tiếp tới người nghe, lan tỏa rộng khắp và ngày càng có chỗ đứng nhất định trong lòng người nghe. Có thể kể đến những bài hát như: Hồn thiêng đất Việt, Giọng hò quê hương, Ghita lính đảo, Chỉ có thể là anh... (Nguyễn Quang Vinh); Tổ Quốc gọi tên mình (Đinh Trung Cẩn); Tiếng Đàn Kìm (Khánh Vinh); Đội cận vệ A6 anh hùng, Vòng tay đồng đội, Thành phố từng ngày đổi mới (Nguyễn Đức Trung); Hạt mưa và tia nắng (Vy Nhật Tảo); Những bước chân lặng thầm (Hoài An); Những con rồng Thành phố Đinh Quang Minh);
Với mong muốn đem dòng nhạc Cách Mạng đến gần hơn với đông đảo công chúng nghe nhạc, đặc biệt là thế hệ trẻ, để họ có thể cảm nhận nhiều hơn về một thời kỳ chiến tranh đầy máu và hoa, đầy gian nan nghiệt ngã...nhưng cũng hết sức lãng mạn của các thế hệ cha anh, dù trong chiến đấu gian lao, vẫn không quên cất cao những giai điệu tự hào như một sự động viên tinhthần vượt qua khó khăn, gian khổ.
Trải qua 67 kỳ thực hiện, chương trình "Âm nhạc xuống phố" của Hội âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nhận được sự đón chào nồng nhiệt của quý vị khán giả từ khắp các Quận, Huyện, vùng sâu, vùng xa của thành phố và từ rất nhiều các thế hệ khán giả yêu mến dòng nhạc Cách Mạng. Đó cũng chính là động lực để Hội âm nhạc thực hiện nhiều chương trình tiếp nối hơn nữa...!
"Theo Kỷ yếu Hội thảo Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh”