Hội An trùng tu di tích Chùa Cầu theo những nguyên tắc nào?

Việc trùng tu Chùa Cầu (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) luôn đảm bảo giữ lại tối đa các dấu tích vật chất hiện hữu, xác thực hàm chứa các giá trị lịch sử văn hóa của di tích.

Ngày 30/7, Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An (tỉnh Quảng Nam) - đơn vị thực hiện trùng tu di tích Chùa Cầu thông tin về quan điểm, nguyên tắc, giải pháp đã áp dụng trong quá trình tu bổ di tích này.

Theo đó, Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An khẳng định việc trùng tu di tích là chuyên ngành khoa học, ngoài việc tuân thủ các quy định trong nước, phải tuân theo các công ước, quy định quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Những cấu trúc cơ bản của Chùa Cầu được giữ nguyên vẹn trong quá trình trùng tu.

Những cấu trúc cơ bản của Chùa Cầu được giữ nguyên vẹn trong quá trình trùng tu.

Việc trùng tu luôn đảm bảo giữ lại tối đa các dấu tích vật chất hiện hữu, xác thực hàm chứa các giá trị lịch sử văn hóa của di tích Chùa Cầu. Qua đó, bảo tồn nguyên vẹn các giá trị kiến trúc, nghệ thuật đã tạo nên hình ảnh biểu tượng của Hội An.

Hoạt động trùng tu được thực hiện với cách tiếp cận khoa học trong tính toán các giải pháp can thiệp, dựa trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ, xác thực và các đánh giá khách quan, toàn diện về di tích.

Ngoài ra, việc trùng tu di tích Chùa Cầu được xem xét trong tổng thể, không tách rời việc tu bổ các thành phần kiến trúc của di tích với tôn tạo cảnh quan khu vực xung quanh. Hạn chế tối đa sự can thiệp không cần thiết, tránh làm thay đổi những đặc điểm cơ bản tạo nên các giá trị của di tích…

Việc trùng tu di tích Chùa Cầu chủ yếu được sử dụng các thủ pháp và kỹ thuật truyền thống.

Việc trùng tu di tích Chùa Cầu chủ yếu được sử dụng các thủ pháp và kỹ thuật truyền thống.

Theo lãnh đạo Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An, trong trường hợp buộc phải can thiệp thì ưu tiên bảo quản, gia cường trước khi áp dụng các giải pháp trùng tu, tôn tạo, phục hồi. Sử dụng chủ yếu các thủ pháp và kỹ thuật tu sửa truyền thống, đặc biệt tuân thủ thuộc tính lắp ghép của cấu trúc nhằm không gây ra sự xáo trộn thể tĩnh học công trình.

Ngoài ra, các giải pháp thi công được cân nhắc áp dụng phù hợp các quy trình tu bổ, bảo quản các di tích gỗ đã được đánh giá, chắt lọc, đúc kết từ thực tiễn.

Đồng thời, quá trình trùng tu Chùa Cầu có sự tham gia của rất nhiều chuyên gia, kiến trúc sư, kỹ sư, khảo cổ học hàng đầu Việt Nam. Ngoài ra, TP Hội An cũng hợp tác với các chuyên gia Nhật Bản trong chương trình tham vấn.

Trước đó, ngày 25/7, sau gần 20 tháng trùng tu, toàn bộ phần nhà bao che bằng khung sắt và mái tôn bao quanh chùa cầu được tháo dỡ.

Chùa Cầu sau khi được trùng tu có màu sắc tươi mới dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều.

Chùa Cầu sau khi được trùng tu có màu sắc tươi mới dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều.

Diện mạo mới của Chùa Cầu xuất hiện sau trùng tu đã nhận nhiều ý kiến trái chiều về màu sơn khá tươi mới, nhiều người cho rằng màu sơn này làm mất đi vẻ đẹp cổ kính của công trình biểu tượng trong phố cổ Hội An.

Trước những ý kiến góp ý của người dân và du khách những ngày qua, lãnh đạo TP Hội An cho biết, đang giao Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An sơn lại công trình cho sát với màu cũ của Chùa Cầu hơn.

Được biết, dự án tu bổ di tích Chùa Cầu có tổng mức đầu tư hơn 20,2 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh Quảng Nam hỗ trợ 50%, ngân sách TP Hội An bố trí 50%.

Dự án do UBND TP Hội An làm chủ đầu tư, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An thực hiện, Trung tâm Tư vấn bảo tồn di tích - Viện Bảo tồn di tích là đơn vị tư vấn.

Dự kiến, dự án tu bổ di tích Chùa Cầu sẽ được khánh thành vào ngày 3/8 tới.

>>> Một số hình ảnh về quá trình trùng tu Chùa Cầu:

Việc trùng tu Chùa Cầu luôn đảm bảo giữ lại tối đa các dấu tích vật chất hiện hữu, hàm chứa các giá trị lịch sử văn hóa của di tích.

Việc trùng tu Chùa Cầu luôn đảm bảo giữ lại tối đa các dấu tích vật chất hiện hữu, hàm chứa các giá trị lịch sử văn hóa của di tích.

Việc can thiệp vào di tích được hạn chế đến mức tối đa.

Việc can thiệp vào di tích được hạn chế đến mức tối đa.

Các giải pháp tu bổ di tích chủ yếu là thủ công.

Các giải pháp tu bổ di tích chủ yếu là thủ công.

Việc trùng tu Chùa Cầu kéo dài gần 20 tháng.

Việc trùng tu Chùa Cầu kéo dài gần 20 tháng.

Giải pháp thi công di tích Chùa Cầu được áp dụng phù hợp các quy trình tu bổ, bảo quản các di tích.

Giải pháp thi công di tích Chùa Cầu được áp dụng phù hợp các quy trình tu bổ, bảo quản các di tích.

Hội An sẽ cho sơn lại màu một số vị trí trên di tích Chùa Cầu để giống trước đây hơn.

Hội An sẽ cho sơn lại màu một số vị trí trên di tích Chùa Cầu để giống trước đây hơn.

Vĩnh Nhân

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/hoi-an-trung-tu-di-tich-chua-cau-theo-nhung-nguyen-tac-nao-192240730154214276.htm