Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW

Ngày 19/12, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về 'Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân'.

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Ninh Bình.

Các đồng chí: Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu Ninh Bình có đồng chí Phạm Minh Thường, Giámđốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, các thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh.

Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, công tác PBGDPL đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức của các cấp ủy đảng về vai trò của công tác PBGDPL được nâng lên. Thể chế, chính sách của công tác PBGDPL được hoàn thiện, bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, toàn diện, chặt chẽ.

Số lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL từng bước được cải thiện, nâng cao. Nội dung PBGDPL có trọng tâm, trọng điểm, bám sát nhu cầu xã hội, nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành và địa phương, phù hợp với từng đôítượng, địa bàn.

Hình thức PBGDPL được thực hiện đa dạng, phong phú, sáng tạo, thiết thực. Nguồn tài chính cho công tác PBGDPL được tăng cường. Ngày pháp luật hàng năm được triển khai sâu rộng, thiết thực hiệu quả. Hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân được tăng cường; tình hình vi phạm pháp luật do không hiểu biết pháp luật có chiều hướng ngày càng giảm, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế, xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của các địa phương.

Tại Ninh Bình, từ khi thực hiện Chỉ thị 32 đến nay, nhận thức của các cấp ủy Đảng về vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được nâng cao. Cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể đã thường xuyên quan tâm đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân.

Việc ban hành các văn bản, thể chế, chính sách ngày càng toàn diện. Tính sáng tạo, chủ động và cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã được nâng lên. Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể trong việc triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được cải thiện.

Đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật được kiện toàn và bổ sung, đảm bảo đủ về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng.Các hình thức, mô hình phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện có hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân.

Việc tổ chức hưởng ứng Ngày pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, ngày càng đi vào nền nếp, hiệu quả, dần trở thành việc làm thường xuyên của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương. Nguồn lực bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng được quan tâm, bảo đảm cho việc thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật.

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã được người đứng đầu các sở, ban, ngành; cấp ủy, chính quyền các địa phương, MTTQ các cấp và các tổ chức đoàn thể đã chú trọng quan tâm, chỉ đạo thực hiện kịp thời. Phổ biến giáo dục pháp luật; luôn gắn với các hoạt động hòa giải ở cơ sở, thực hiện các phong trào, các cuộc vận động quần chúng.

Qua công tác phổ biến giáo dục pháp luật, đã giúp nâng cao năng lực, trách nhiệm thực hiện và thi hành pháp luật của các ngành, các cấp; nhận thức, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân được nâng lên.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong việc nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân.

Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực hơn nữa trong nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác PBGDPL, bảo đảm ngày càng nền nếp, đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành cần có một cách nhìn toàn diện, sâu sắc về những tồn tại, hạn chế, đúc rút các bài học kinh nghiệm của cả chặng đường 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 32, từ đó xác định chính xác, đầy đủ định hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác này trong giai đoạn mới.

Các bộ, ngành và địa phương cần tăng cường, đổi mới toàn diện, sâu sắc sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng chính quyền đối với công tác PBGDPL. Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về PBGDPL.

Tập trung tuyên truyền, phổ biến các luật, pháp lệnh, văn bản, chính sách mới trong phạm vi quản lý. Hàng năm, xây dựng kế hoạch, đề án phổ biến, giáo dục pháp luật phải bám sát nhu cầu thực tiễn xã hội và tập trung giải quyết những vấn đề nóng thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý.

Các tỉnh biên giới phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành có liên quan trong xây dựng, triển khai các chính sách, giải pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng giáp biên, bảo đảm an ninh biên giới, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, chủ quyền biển đảo.

Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp khẩn trương rà soát các quy định về ngân sách dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để từ đó có giải pháp, hướng dẫn cụ thể về bố trí kinh phí đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên toàn quốc.

Trần Dũng- Anh Tuấn

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/hoi-nghi-tryc-tuyen-toan-quoc-tong-ket-15-nam-thyc-hien-chi-thi-so-32cttw-2019121903455117p12c16.htm