Hồi sinh đôi mắt người chết sau 5 tiếng: Định nghĩa cái chết lung lay!

Nói chính xác hơn, các nhà khoa học đã hồi sinh được một phần sự sống cho đôi mắt của người hiến tạng đã chết trước đó 5 tiếng đồng hồ.

Các nhà khoa học đến từ Đại học Utah và Viện Nghiên cứu Scripps mới đây đã hồi sinh được một phần sự sống cho đôi mắt của người hiến tạng đã chết 5 tiếng đồng hồ.

Các nhà khoa học đến từ Đại học Utah và Viện Nghiên cứu Scripps mới đây đã hồi sinh được một phần sự sống cho đôi mắt của người hiến tạng đã chết 5 tiếng đồng hồ.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã đưa các tế bào võng mạc vào môi trường mô nuôi cấy đặc biệt. Chúng đã phản ứng trở lại được với ánh sáng và gửi đi những tín hiệu được gọi là sóng b, giống với tín hiệu được ghi lại từ đối tượng sống.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã đưa các tế bào võng mạc vào môi trường mô nuôi cấy đặc biệt. Chúng đã phản ứng trở lại được với ánh sáng và gửi đi những tín hiệu được gọi là sóng b, giống với tín hiệu được ghi lại từ đối tượng sống.

Đây là lần đầu tiên các sóng b này được kích hoạt trở lại từ tế bào mắt đã chết trong khoảng thời gian dài. Vậy liệu các tế bào khác như não và tủy sống có thể được phục hồi theo cách tương tự hay không?

Đây là lần đầu tiên các sóng b này được kích hoạt trở lại từ tế bào mắt đã chết trong khoảng thời gian dài. Vậy liệu các tế bào khác như não và tủy sống có thể được phục hồi theo cách tương tự hay không?

Bởi võng mạc cũng là một phần của hệ thần kinh trung ương (CNS). Nếu thành công, nó có thể làm lung lay định nghĩa về cái chết, đặc biệt là quá trình chết não khi thiếu oxy, vốn được cho là không thể đảo ngược.

Bởi võng mạc cũng là một phần của hệ thần kinh trung ương (CNS). Nếu thành công, nó có thể làm lung lay định nghĩa về cái chết, đặc biệt là quá trình chết não khi thiếu oxy, vốn được cho là không thể đảo ngược.

"Chúng tôi đã có thể đánh thức các tế bào cảm thụ ánh sáng trong hoàng điểm của con người, đây là một phần của võng mạc chịu trách nhiệm về tầm nhìn trung tâm của chúng ta và khả năng nhìn rõ các chi tiết và màu sắc", nhà khoa học y sinh Fatima Abbas giải thích.

"Chúng tôi đã có thể đánh thức các tế bào cảm thụ ánh sáng trong hoàng điểm của con người, đây là một phần của võng mạc chịu trách nhiệm về tầm nhìn trung tâm của chúng ta và khả năng nhìn rõ các chi tiết và màu sắc", nhà khoa học y sinh Fatima Abbas giải thích.

Trong đôi mắt có được sau 5 giờ khi người hiến tạng qua đời, những tế bào này vẫn phản ứng được với ánh sáng chói, đèn màu và thậm chí cả những tia sáng rất mờ.

Trong đôi mắt có được sau 5 giờ khi người hiến tạng qua đời, những tế bào này vẫn phản ứng được với ánh sáng chói, đèn màu và thậm chí cả những tia sáng rất mờ.

Điểm khác biệt là các nhà khoa học đã giúp các tế bào võng mạc nói chuyện với nhau, theo cách mà chúng làm trong mắt người sống để điều khiển thị giác của con người.

Điểm khác biệt là các nhà khoa học đã giúp các tế bào võng mạc nói chuyện với nhau, theo cách mà chúng làm trong mắt người sống để điều khiển thị giác của con người.

Cụ thể, các tế bào sống lại đã giao tiếp với nhau bằng sóng b. Sóng b là các tín hiệu điện được tạo ra khi ánh sáng chiếu vào võng mạc của người sống.

Cụ thể, các tế bào sống lại đã giao tiếp với nhau bằng sóng b. Sóng b là các tín hiệu điện được tạo ra khi ánh sáng chiếu vào võng mạc của người sống.

Trước đây, các nhà khoa học nhận thấy ngay sau khi chết, các tín hiệu sóng b trong mắt cũng sẽ biến mất, ngay cả khi bạn chiếu đèn pin trực tiếp vào mắt thi thể.

Trước đây, các nhà khoa học nhận thấy ngay sau khi chết, các tín hiệu sóng b trong mắt cũng sẽ biến mất, ngay cả khi bạn chiếu đèn pin trực tiếp vào mắt thi thể.

Tuy nhiên, sự hồi sinh các tín hiệu sóng b trong võng mạc người chết không có nghĩa là họ có thể nhìn thấy trở lại. Hoạt động thị giác còn cần đến sự tham gia của các vùng não và cấp độ tế bào thần kinh cao hơn.

Tuy nhiên, sự hồi sinh các tín hiệu sóng b trong võng mạc người chết không có nghĩa là họ có thể nhìn thấy trở lại. Hoạt động thị giác còn cần đến sự tham gia của các vùng não và cấp độ tế bào thần kinh cao hơn.

Tuy nhiên, nghiên cứu về cách tế bào võng mạc đối phó với tình trạng thiếu oxy có thể bước đầu mở ra hi vọng cho việc phục hồi các chức năng não bị mất.

Tuy nhiên, nghiên cứu về cách tế bào võng mạc đối phó với tình trạng thiếu oxy có thể bước đầu mở ra hi vọng cho việc phục hồi các chức năng não bị mất.

Mời các bạn xem video: Elon Musk ra mắt thiết bị đọc được suy nghĩ con người. Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/hoi-sinh-doi-mat-nguoi-chet-sau-5-tieng-dinh-nghia-cai-chet-lung-lay-1702658.html