Hơn 10 nghìn con cá các loại được phóng sinh trên sông Hồng

Sáng ngày 15/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội đã phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về công tác Bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và thả cá phóng sinh tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2024.

Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố về công tác Bảo vệ tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024; Sở (NN&PTNT) Hà Nội đã phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về công tác Bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và thả cá phóng sinh tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2024.

Tham dự buổi Lễ có đại diện Cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT; Đại diện Cục Kiểm ngư - Bộ NN&PTNT; Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội; Ban Chức sự trường hạ tổ đình chùa Bồ Đề; Lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội; Đại diện các phòng, đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT Hà Nội: Kỹ thuật và Chính sách nông nghiệp, Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng, Trung tâm khuyến nông, Trung tâm Phát triển nông nghiệp; Đại diện UBND quận Long Biên; UBND phường Bồ Đề và đại diện các tăng ni, phật tử, người dân thuộc phường Bồ Đề.

 Sáng ngày 15/8, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về công tác Bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và thả cá phóng sinh tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2024.

Sáng ngày 15/8, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về công tác Bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và thả cá phóng sinh tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2024.

Phát biểu tại buổi Lễ, ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, thực hiện Kế hoạch phối hợp thả cá phóng sinh và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giữa Sở NN&PTNT- Chi cục Thủy sản Hà Nội và Giáo hội Phật giáo thành phố Hà Nội, từ năm 2018 Chi cục thủy sản phối hợp với Ban trị sự chùa Bồ Đề - Giáo hội Phật giáo thành phố Hà Nội thực hiện tổ chức thả cá phóng sinh tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm hướng dẫn cho các tăng ni, phật tử, người dân thả các đối tượng cá bản địa, các loài có giá trị kinh tế, cấm thả những loài ngoại lai xâm hại.

Trong giai đoạn 2020-2022 đã triển khai thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn Thành phố ở các sông như sông Hồng, sông Đáy, sông Tích, sông Bùi, sông Đà, sông Đuống, suối Yến, hồ Suối Hai, hồ Đồng Sương, hồ Quan Sơn, hồ Xuân Khanh với các đối tượng thả là cá Chày mắt đỏ, cá trắm đen, chép, ngạnh, cá lăng chấm với tổng số cá giống là trên 163.650 con. Chúng tôi dự kiến kết quả thả giống tái tạo nguồn lợi năm 2024 thả 53.000 con cá các loại như Cá lăng chấm, trôi ta, chiên sông, ngạnh tại các sông Hồng, sông Đà, sông Tích, sông Bùi, sông Đáy, sông Đuống, suối Yến.

Việc phóng sinh cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản sẽ góp phần tạo quần thể đàn cá trong tự nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, qua đó phát triển bền vững kinh tế thủy sản. Tại buổi lễ, đã có 13.000 con các loại như cá Lăng chấm, Trôi ta, Chiên sông, Ngạnh… được thả xuống sông Hồng.

 Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư phát biểu tại buổi lễ.

Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư phát biểu tại buổi lễ.

Thông tin tại buổi lễ, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư Lê Trần Nguyên Hùng cho biết: Nguồn lợi thủy sản là nguồn tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo nhưng không phải là vô tận nếu chúng ta không biết cách khai thác, sử dụng một cách khôn khéo và bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên này. Pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trước kia và Luật Thủy sản hiện nay đã có những quy định cụ thể nhằm ngăn chặn sự suy giảm nguồn lợi thủy sản, đồng thời phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên. Hoạt động thả giống bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản là một trong những biện pháp nhằm phục hồi, tái tạo lại quần đàn các loài thủy sản đang bị suy giảm.

Hàng năm, hoạt động phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản được các địa phương trên cả nước triển khai đồng bộ, góp phần quan trọng trong việc phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm. Năm 2024, Theo số liệu báo cáo từ các địa phương, tổng số giống thủy sản thả tái tạo nguồn lợi dự kiến là gần 45 triệu con và gần 125 tấn thủy sản các loại, trong đó có nhiều loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, có giá trị kinh tế cao nhằm phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản như tôm sú, cua biển, cá tra dầu, cá thát lát, cá lăng chấm, chày đất, cá hô…

 Tại buổi lễ, đã có 13.000 con các loại như cá Lăng chấm, Trôi ta, Chiên sông, Ngạnh… được thả xuống sông Hồng.

Tại buổi lễ, đã có 13.000 con các loại như cá Lăng chấm, Trôi ta, Chiên sông, Ngạnh… được thả xuống sông Hồng.

Bên cạnh hoạt động thả giống tái tạo của các cơ quan chuyên môn, thả giống phóng sinh các loài thủy sản cũng đã được người dân Việt Nam thực hiện từ bao đời nay. Đây là một nét văn hóa tâm linh truyền thống của người Việt, biểu hiện rõ nhất là tục phóng sinh các giống loài thủy sản vào các dịp như lễ Phật Đản, lễ Vu Lan. Hoạt động phóng sinh góp phần không nhỏ bổ sung nguồn lợi thủy sản vào các thủy vực tự nhiên, khôi phục lại quần đàn các loài cá quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, các loài có giá trị kinh tế, khoa học và tạo sinh kế cho cộng đồng ngư dân sống bằng nghề khai thác thủy sản.

Bên cạnh hoạt động thả giống tái tạo của các cơ quan chuyên môn, thả giống phóng sinh các loài thủy sản cũng đã được người dân Việt Nam thực hiện từ bao đời nay. Đây là một nét văn hóa tâm linh truyền thống của người Việt, biểu hiện rõ nhất là tục phóng sinh các giống loài thủy sản vào các dịp như lễ Phật Đản, lễ Vu Lan. Hoạt động phóng sinh góp phần không nhỏ bổ sung nguồn lợi thủy sản vào các thủy vực tự nhiên, khôi phục lại quần đàn các loài cá quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, các loài có giá trị kinh tế, khoa học và tạo sinh kế cho cộng đồng ngư dân sống bằng nghề khai thác thủy sản.

Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư mong muốn, thông qua hoạt động này, các cấp chính quyền địa phương, các tăng ni, phật tử, các đại biểu có mặt ngày hôm nay là những tuyên truyền viên tích cực nhất, góp phần vận động, tuyên truyền người dân không sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản; không thả phóng sinh các loài thủy sản xâm hại và có nguy cơ xâm hại ra môi trường; nên thả các loài nguy cấp quí hiếm, bản địa, đặc sản, thả đúng khu vực... Đồng thời kêu gọi các tăng ni, phật tử, các tổ chức, cá nhân cùng chung tay đóng góp cho công tác phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản hướng tới mục tiêu chung bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ đa dạng sinh học.

Quang Hùng

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/hon-10-nghin-con-ca-cac-loai-duoc-phong-sinh-tren-song-hong-post307788.html