Hơn 250 nghìn ca tử vong, Mỹ Latinh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch
Theo thống kê của trang Worldometers, tính đến 7 giờ sáng 21-8 (giờ địa phương), trong hơn 22,8 triệu người mắc Covid-19 trên thế giới, 15,5 triệu người đã hoàn toàn hồi phục và 796.293 người đã tử vong.
Theo thống kê của trang Worldometers, tính đến 7 giờ sáng 21-8 (giờ địa phương), trong hơn 22,8 triệu người mắc Covid-19 trên thế giới, 15,5 triệu người đã hoàn toàn hồi phục và 796.293 người đã tử vong.
Mỹ vẫn là vùng dịch lớn thế giới với tổng cộng 5.745.520 ca mắc và 177.357 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 44.589 ca mắc và 1.023 ca tử vong.
Xếp sau Mỹ, Brazil đến nay đã vượt mốc 3,5 triệu ca bệnh và 112 nghìn ca tử vong. Bộ Y tế Brazil ngày 19-8 đánh giá tình hình dịch bệnh tại quốc gia này bắt đầu có dấu hiệu cải thiện khi các báo cáo đều chỉ ra tỷ lệ lây nhiễm đang hướng tới mức an toàn và tổng số ca mắc và tử vong hằng tuần cũng giảm dần.
Truyền thông Brazil cũng dẫn báo cáo nghiên cứu của Đại học Hoàng gia London chỉ ra lần đầu tiên kể từ tháng 4, tỷ lệ lây nhiễm tại Brazil xuống dưới mức 1, tức là 1 người bệnh có thể lây bệnh cho chưa đến 1 người khác.
Tuy nhiên, giới chức y tế Brazil vẫn thận trọng khuyến cáo cần tiếp tục theo dõi số liệu trong hai tuần tới để đánh giá chỉ số này có tiếp tục giảm đáng kể để được coi là một xu hướng hay không. Vì vậy, người dân vẫn cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.
Tại châu Á, Ấn Độ - vùng dịch lớn thứ ba trên thế giới - 2,1 triệu người mắc Covid-19 trong hơn 2,9 triệu ca bệnh đã hoàn toàn phục hồi. Trong những tuần qua, chính phủ nước này đã tập trung đẩy mạnh xét nghiệm để sớm phát hiện ca bệnh, đặc biệt là những ca không triệu chứng.
Chính phủ Singapore mới đây tuyên bố, tính đến ngày 19-8, tất cả các khu ký túc dành cho người lao động nước ngoài tại “quốc đảo sư tử”, trong đó tính cả các cơ sở cách ly được thiết lập riêng trong các khu này, không còn người bệnh Covid-19. Khoảng 330 nghìn (86%) lao động nước ngoài trong các lĩnh vực xây dựng, hàng hải và chế biến ở Singapore đã được trở lại làm việc, tăng so với 81% vào tuần trước. Hiện tất cả những người trong các cơ sở cách ly này đã hoàn thành thời hạn cách ly hoặc được chuyển sang các cơ sở cách ly khác của chính phủ tùy theo tình trạng sức khỏe của họ.
Singapore cũng đã thực hiện một chiến lược đa tầng để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ hai tại các khu lao động nước ngoài. Chiến lược này bao gồm tập hợp các lao động nước ngoài vào các khu ký túc theo ngành nghề của người lao động và thực hiện các biện pháp giãn cách an toàn.
Khi một ca nhiễm mới được phát hiện, những nỗ lực truy vết tiếp xúc bắt đầu được thực hiện. Các cơ quan sẽ làm việc chặt chẽ với chủ sử dụng lao động để đánh giá nguy cơ tại nơi làm việc và đưa ra thời gian tạm nghỉ an toàn nếu cần thiết. Khi những người tiếp xúc trực tiếp với các lao động nhập cư nhiễm virus SARS-CoV-2 được xác định, họ sẽ được cách ly 14 ngày tại cơ sở cách ly riêng biệt. Những trường hợp tiếp xúc gần khác sẽ được cách ly tại các khu ký tục của họ và được xét nghiệm thường xuyên nhằm bảo đảm họ không nhiễm virus trước khi được phép quay trở lại làm việc.
Trong cuộc họp báo diễn ra vào sáng 20-8 (giờ địa phương), Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Kluge cho biết, các quốc gia châu Âu đang ghi nhận trung bình 26 nghìn ca bệnh mới mỗi ngày. Ông Kluge cảnh báo nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh tại khu vực này, đồng thời lưu ý tâm dịch đã chuyển sang châu Mỹ nhưng châu Âu vẫn chiếm 17% số ca mắc trên toàn cầu.
WHO khu vực châu Âu sẽ triệu tập 53 nước thành viên họp trực tuyến để thảo luận về việc mở cửa trở lại trường học và các hành động cụ thể để bảo đảm trẻ em được học tập trong môi trường an toàn.
Ngày 20-8, WHO yêu cầu các quốc gia châu Phi triển khai các biện pháp phòng dịch Covid-19 một cách cẩn trọng trước khi mở cửa trở lại trường học nhằm tránh nguy cơ lây lan virus SARS-CoV-2 trong môi trường học đường.
Từ tại thủ đô Nairobi của Kenya, Giám đốc khu vực châu Phi của WHO Matshidiso Moeti nêu rõ, trước khi quyết định mở lại trường học và các cơ sở giáo dục, lực lượng chức năng sở tại cần thực hiện quá trình phân tích rủi ro nhằm đưa ra những biện pháp phòng dịch tốt nhất cho học sinh, giáo viên cũng như phụ huynh. Chỉ các quốc gia đã nới lỏng phong tỏa và giãn cách xã hội nhưng không ghi nhận sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19 mới nên tính đến kế hoạch cho học sinh đến trường.
Trong một diễn biến liên quan, Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh (CDC) châu Phi hôm qua cho biết, số ca mắc Covid-19 trung bình theo ngày tại châu lục này đã giảm trong tuần qua. Theo Giám đốc CDC châu Phi John Nkengasong, trung bình mỗi ngày châu Phi ghi nhận thêm 10.300 ca, giảm so với con số 11.000 ca tuần trước đó.
Dưới đây là thống kê của Worldometers về tình hình dịch Covid-19 trên thế giới, tính đến 7 giờ ngày 21-8:
Thống kê 10 quốc gia có số ca mắc Covid-19 cao nhất thế giới:
1. Mỹ: 5.745.520 ca mắc, 177.357 ca tử vong
2. Brazil: 3.505.097 ca mắc, 112.423 ca tử vong
3. Ấn Độ: 2.904.329 ca mắc, 54.975 ca tử vong
4. Nga: 942.106 ca mắc, 16.099 ca tử vong
5. Nam Phi: 599.940 ca mắc, 12.618 ca tử vong
6. Peru: 567.059 ca mắc, 27.034 ca tử vong
7. Mexico: 537.031 ca mắc, 58.481 ca tử vong
8. Colombia: 513.719 ca mắc, 16.183 ca tử vong
9. Tây Ban Nha: 404.229 ca mắc, 28.813 ca tử vong
10. Chile: 391.849 ca mắc, 10.671 ca tử vong
Thống kê số ca mắc và tử vong do Covid-19 tại các quốc gia ASEAN:
1. Philippines: 178.022 ca mắc, 2.883 ca tử vong
2. Indonesia: 147.211 ca mắc, 6.418 ca tử vong
3. Singapore: 56.099 ca mắc, 27 ca tử vong
4. Malaysia: 9.240 ca mắc, 125 ca tử vong
5. Thái Lan: 3.389 ca mắc, 58 ca tử vong
6. Việt Nam: 1.007 ca mắc, 25 ca tử vong
7. Myanmar: 399 ca mắc, 06 ca tử vong
8. Campuchia: 273 ca mắc
9. Brunei: 143 ca mắc, 03 ca tử vong
10. Lào: 22 ca mắc
Thống kê số ca mắc và tử vong do Covid-19 tại các khu vực trên thế giới:
1. Bắc Mỹ: 6.776.481 ca mắc, 253.882 ca tử vong
2. Châu Á: 6.023.765 ca mắc, 126.475 ca tử vong
3. Nam Mỹ: 5.571.641ca mắc, 183.908 ca tử vong
4. Châu Âu: 3.286.560 ca mắc, 203.716 ca tử vong
5. Châu Phi: 1.162.148 ca mắc, 27.018 ca tử vong
6. Châu Đại Dương: 26.513 ca mắc, 490 ca tử vong