Hơn 60 người biểu tình thiệt mạng trong ngày thứ Bảy đẫm máu ở Myanmar
t nhất 64 người biểu tình Myanmar thiệt mạng vào thứ Bảy (27/3) sau các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh, trong bối cảnh tuyên bố của lãnh đạo chính quyền nói rằng quân đội sẽ bảo vệ người dân và phấn đấu cho dân chủ.
Hơn 60 người được ghi nhận thiệt mạng trong các cuộc biểu tình tại Myanmar vào ngày thứ Bảy (27/3) - Ảnh: Reuters
Bài liên quan
Quân đội Myanmar tổ chức duyệt binh trong bối cảnh biểu tình căng thẳng
Mỹ và Anh đưa các công ty do quân đội Myanmar kiểm soát vào danh sách đen
Quân đội Myanmar thả hàng trăm tù nhân sau cuộc đảo chính
Quân đội Myanmar đổ lỗi cho người biểu tình đốt phá và gây bạo lực
Theo truyền thông địa phương, những người biểu Myanmar tình chống lại cuộc đảo chính quân sự đã diễn ra trên đường phố ở Yangon, Mandalay và các thị trấn khác vào ngày 27/3, bất chấp lời cảnh báo rằng họ có thể bị bắn "vào đầu và lưng", trong khi các tướng lĩnh quân đội kỷ niệm Ngày Lực lượng Vũ trang.
Hàng chục nghìn người trên khắp đất nước Myanmar vào ngày cuối tuần và hàng chục người đã thiệt mạng, biến ngày thứ Bảy 27/3 trở thành một trong những ngày đẫm máu nhất kể từ cuộc đảo chính ngày 1/2.
Cổng thông tin Myanmar Now cho biết, tổng cộng 64 người đã thiệt mạng trên cả nước tính đến 2h30 chiều ngày 27/3. Ít nhất 13 người được báo cáo thiệt mạng tại thành phố lớn thứ hai Mandalay, trong đó có một cậu bé 5 tuổi.
Tại Yangoon, 3 người trong đó có một thanh niên 21 tuổi đang thi đấu cho đội bóng địa phương đã thiệt mạng trong một cuộc biểu tình ở quận Insein của thành phố lớn nhất Myanmar.
Các trường hợp tử vong khác được báo cáo từ vùng Sagaing, Lashio, vùng Bago gần Yangon và những nơi khác.
“Hôm nay là một ngày đáng xấu hổ đối với các lực lượng vũ trang”, Tiến sĩ Sasa, phát ngôn viên của Ủy Ban Đại Diện cho Hạ Viện Myanmar (CRPH), một nhóm chống chính quyền do các nhà lập pháp bị phế truất thành lập, nói trên một diễn đàn trực tuyến.
Với những người thiệt mạng hôm thứ Bảy, số dân thường được báo cáo chết trong các cuộc biểu tình ở Myanmar đã lên tới gần 400 người.
Một người có tên Thu Ya Zaw ở thị trấn trung tâm Myingyan, nơi ít nhất hai người biểu tình thiệt mạng, cho biết: “Họ đang giết chúng tôi như chim hay gà, ngay cả trong nhà của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục phản đối bất kể ... Chúng tôi phải chiến đấu cho đến khi chính quyền sụp đổ".
Trong khi đó, một trong hai chục nhóm vũ trang dân tộc của Myanmar, Liên minh Quốc gia Karen, cho biết họ đã tấn công một đồn quân sự gần biên giới Thái Lan, giết chết 10 người - bao gồm cả một trung tá - và mất một trong những chiến binh của chính mình.
Các phe phái vũ trang sắc tộc của Myanmar sẽ không đứng nhìn và để xảy ra nhiều vụ giết người hơn, thủ lĩnh của một trong những nhóm vũ trang chính cho biết hôm thứ Bảy (27/3).
Một phát ngôn viên quân đội Myanmar đã không trả lời câu hỏi về các vụ thiệt mạng của người biểu tình hoặc cuộc tấn công của quân nổi dậy vào đồn của họ.
Sau khi chủ trì cuộc duyệt binh ở thủ đô Naypyitaw để kỷ niệm Ngày Lực lượng Vũ trang (27/3), Thượng tướng Min Aung Hlaing đã nhắc lại lời hứa sẽ tổ chức bầu cử sau khi lật đổ nhà lãnh đạo đắc cử Aung San Suu Kyi, mà không đưa ra bất kỳ khung thời gian nào.
"Quân đội tìm cách chung tay với toàn thể quốc gia để bảo vệ nền dân chủ", tướng Hlaing nói trong một chương trình phát sóng trực tiếp trên truyền hình nhà nước, đồng thời cho biết thêm rằng chính quyền cũng tìm cách bảo vệ người dân và khôi phục hòa bình trên khắp đất nước.
"Các hành vi bạo lực ảnh hưởng đến sự ổn định và an ninh để đưa ra các yêu cầu là không phù hợp”, tướng Hlaing nhấn mạnh.
Trước đó, trong một cảnh báo vào tối thứ Sáu (26/3), truyền hình nhà nước cho biết những người biểu tình "có nguy cơ bị bắn vào đầu và lưng". Cảnh báo không cho biết cụ thể lực lượng an ninh đã được lệnh bắn giết và chính quyền quân đội đã gợi ý rằng một số vụ xả súng gây tử vong đã xảy ra từ trong đám đông. Tuy nhiên, điều đó cho thấy quyết tâm của quân đội trong việc ngăn chặn bất kỳ sự gián đoạn nào xung quanh Ngày Lực lượng Vũ trang, ngày kỷ niệm ngày bắt đầu cuộc kháng chiến chống lại sự chiếm đóng của Nhật Bản vào năm 1945 do cha của bà Aung Suu Kyi, người sáng lập quân đội và là người lập quốc.
Hiện bà Suu Kyi, chính trị gia dân sự nổi tiếng nhất của Myanmar, vẫn bị giam giữ tại một địa điểm không được tiết lộ. Chính quyền dân sự liên tiếp lùi ngày xét sử bà Suu Kyi, trong khi tiếp tục giam giữ nhiều nhân vật khác trong đảng NLD của bà.
Cộng đồng quốc tế vẫn đang gây sức ép với các lệnh trừng phạt hy vọng chính quyền quân sự Myanmar thả những người biểu tình ôn hòa bị bắt bao gồm các lãnh đạo chính quyền dân sự, cũng như trao lại quyền lực cho chính quyền dân sự.