Hòn đảo nào của Nha Trang đã làm nơi thả muỗi để... diệt muỗi
Trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đã mở rộng địa bàn thả muỗi cũng như việc nuôi, nghiên cứu các loài muỗi có khả năng truyền bệnh, từ đó tìm ra các biện pháp phòng chống để diệt trừ loài muỗi.
1. Bệnh sốt xuất huyết là do virus nào gây ra?
icon
Adeno
icon
Dengue
icon
Zobie
Câu trả lời là đáp án B: Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.
2. Những trận dịch sốt xuất huyết đầu tiên được ghi nhận từ những năm nào?
icon
1678-1680
icon
1778-1780
icon
1878-1880
Câu trả lời là đáp án B: Những trận dịch đầu tiên đã được ghi nhận xảy ra vào những năm từ 1778-1780 ở châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ. Sự xuất hiện gần như đồng thời của các trận dịch trên ba lục địa khác nhau chứng tỏ rằng virus gây bệnh cũng như véc tơ truyền bệnh đã phân bố rộng rãi trên toàn thế giới từ hơn 200 năm trước. Trong thời gian này dengue chỉ được xem là bệnh nhẹ. Một vụ đại dịch dengue xuất hiện ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ II và từ đó lan rộng trên toàn cầu. Cũng ở khu vực Đông Nam Á, dengue lần đầu tiên được phát hiện ở Philippines vào năm 1950 nhưng đến năm 1970 bệnh đã trở thành nguyên nhân nhập viện và tử vong thường gặp ở trẻ em trong vùng này .
3. Trẻ em dễ mắc sốt xuất huyết hơn người lớn? Điều này đúng hay sai?
icon
Đúng
icon
Sai
Câu trả lời là đáp án A: So với người lớn, sốt xuất huyết ở trẻ em có tỷ lệ cao hơn, điều này là do trẻ thường chưa có ý thức phòng chống muỗi đốt, mặt khác cơ thể trẻ, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên trẻ thường dễ bị nhiễm bệnh.
4. Vắc xin phòng sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới ra đời có tên là gì?
icon
Verorab
icon
Dengvaxia
icon
Speeda
Câu trả lời là đáp án B: Vắc xin phòng sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới ra đời là Dengvaxia sản xuất bởi hãng dược phẩm Pháp Sanofi Pasteur. Đây là loại vắc xin có thể ngăn chặn sự phát triển của cả 4 tuýp virus sốt xuất huyết, đạt tỷ lệ phòng bệnh khoảng 60.8%. Vắc xin Dengvaxia được nghiên cứu trong 20 năm với sự thử nghiệm ở 17 nước. Tháng 12/2015, Mexico là nước đầu tiên cho phép dùng vắc xin này cho nhóm đối tượng thuộc độ tuổi 9 - 45 đang sinh sống ở vùng dịch. Đến đầu 5/2019, vắc xin được FDA Hoa Kỳ chính thức thông qua.
5. Tính đến thời điểm này thế giới đã có tất cả mấy loại vắc xin đã được phê duyệt?
icon
2
icon
3
icon
4
icon
5
Câu trả lời là đáp án A: Năm 2011, ở nước ta, Viện Pasteur đã nghiên cứu vắc xin Dengvaxia trên 2.336 trẻ. Nghiên cứu đã cho thấy vắc xin đạt hiệu quả cao đối với phòng sốt xuất huyết cho trẻ ở độ tuổi 9 - 16 đã từng bị nhiễm sốt xuất huyết trước đó. Do để dùng loại vắc xin này cần có điều kiện đặc biệt là trẻ phải từng mắc sốt xuất huyết rồi thì khi tiêm mới đạt hiệu quả và hiệu quả cũng không quá cao nên hiện nay nước ta vẫn chưa đưa vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết vào sử dụng. Ngoài ra, thế giới có sự ra đời của vắc-xin QDENGA chính thức được phép dùng ở EU vào 8/12/2022. Vắc xin này do Công ty Dược phẩm Takeda ở Nhật Bản phát triển, dùng cho độ tuổi từ 4 trở lên và phòng ngừa được cả 4 chủng virus Dengue. QDENGA phát triển vắc xin ngừa sốt xuất huyết dựa trên chủng DEN-2 và bổ sung thêm ADN của 3 chủng virus còn lại. Kết quả thử nghiệm cho thấy loại vắc xin này có thể tạo ra phản ứng miễn dịch với mức độ khác nhau trên cả 4 chủng. Như vậy, đến thời điểm này thế giới đã có tất cả 2 loại vắc xin đã được phê duyệt nhưng cả 2 loại này đều chưa được đưa vào sử dụng ở Việt Nam.
6. Ở Việt Nam có dự án nuôi muỗi để… diệt muỗi?
icon
Đúng
icon
Sai
Câu trả lời đúng là đáp án A: TS. Lê Trung Kiên, Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung Ương cho biết, nuôi muỗi chỉ là một trong số nhiều hoạt động nghiên cứu về véc tơ truyền bệnh (cụ thể là muỗi) của các cán bộ, nhân viên nơi đây. Họ tập trung vào việc nuôi, nghiên cứu các loài muỗi có khả năng truyền bệnh, từ đó tìm ra các biện pháp phòng chống, các hóa chất phù hợp để diệt trừ loài muỗi đó. Quá trình nuôi muỗi có chu kỳ phát triển từ trứng, bọ gậy, quăng thành muỗi, đảm bảo tạo môi trường sinh sống như ngoài tự nhiên. Các cán bộ nuôi muỗi dù có nguy cơ lây nhiễm cao nhưng với lòng yêu nghề và trách nhiệm với công việc, họ luôn tận tâm chăm sóc chúng như con nhỏ, góp công lớn vào việc nghiên cứu, giúp phát hiện đặc điểm của muỗi để đưa ra các biện pháp phòng bệnh một cách tốt nhất. Ngoài việc nuôi muỗi trong phòng thí nghiệm phục vụ cho công tác nghiên cứu, các cán bộ tại Viện còn có nhiệm vụ chính là thực hiện công tác giám sát, tham gia xử lý ổ dịch, phòng chống côn trùng truyền bệnh để chăm sóc sức khỏe cho người dân.
7. Hòn đảo nào trong vịnh Nha Trang, nơi được dự định thả muỗi thử nghiệm từ những năm 2011 đến nay?
icon
Đảo Robinson
icon
Đảo Hòn Tre
icon
Đảo Trí Nguyên
icon
Đảo Khỉ
Câu trả lời đúng là đáp án C: Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang triển khai dự án “Nghiên cứu thả muỗi kháng virus SXH”. Đây là dự án do ĐH Queensland (Úc) chủ trì, Quỹ Bill và Melinda Gates tài trợ. Ông Lê Viết Lô, nguyên Trưởng khoa Kiểm soát vecter truyền bệnh và kiểm dịch của Viện Pasteur Nha Trang (một thành viên tham gia dự án), cho biết hướng nghiên cứu của dự án này là cấy vi khuẩn Wolbachia, một loại vi khuẩn phổ biến ở ruồi giấm, vào muỗi Aedes aegypti (thủ phạm truyền bệnh SXH). Loại vi khuẩn này sẽ làm giảm một nửa tuổi thọ của muỗi, qua đó sẽ hạn chế khả năng lây lan bệnh SXH. Kết quả giám sát liên tục dịch tễ sốt xuất huyết Dengue trên đảo Trí Nguyên, sau thời điểm thả muỗi nhiễm khuẩn Wolbachia cho thấy, không có ca bệnh nào trong năm 2014. Đến năm 2015, chỉ phát hiện 1 ca bệnh sốt xuất huyết trên hòn đảo du lịch nổi tiếng này. Năm 2020, trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, TP Nha Trang mở rộng địa bàn thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia ra 15 phường.
8. Năm 2020, tiểu bang Florida (Mỹ) từng thả bao nhiêu triệu con muỗi đực biến đổi gen để diệt muỗi cái?
icon
650 triệu
icon
750 triệu
icon
850 triệu
Câu trả lời đúng là đáp án B: Năm 2020, các quan chức địa phương tại tiểu bang Florida của Mỹ đã phê chuẩn kế hoạch thả 750 triệu con muỗi đã được biến đổi gen với hi vọng làm giảm dân số loài muỗi cái gây bệnh sốt xuất huyết hoặc muỗi mang virus Zika. Những con muỗi đực này mang một protein có khả năng giết chết những con muỗi cái con trước khi chúng đến tuổi trưởng thành và hút máu người. Tuy nhiên, những con muỗi đực con sẽ sống sót và tiếp tục mang gen di truyền này. Như vậy, theo thời gian, số lượng muỗi Aedes aegypti trong khu vực sẽ giảm dần đi và do đó cũng giảm lây truyền bệnh cho con người.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm