Trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đã mở rộng địa bàn thả muỗi cũng như việc nuôi, nghiên cứu các loài muỗi có khả năng truyền bệnh, từ đó tìm ra các biện pháp phòng chống để diệt trừ loài muỗi.
Nếu không may bị động vật cào/cắn hoặc liếm lên vết thương hở, bạn cần tiêm vaccine phòng dại càng sớm càng tốt để cơ thể kịp sinh kháng thể ngăn chặn sự tấn công của virus dại.
Đó là khẳng định của BSCKI. Hà Hải Việt - Phó trưởng Khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh trước quan điểm tiêm vắc xin phòng dại có thể gây suy giảm trí nhớ của một bộ phận người dân hiện nay.
Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh mà chủ yếu là chó.
Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận, điều trị cho 1 bệnh nhi 3 tuổi bị chó cắn nhiều vết ở trên mặt. Chú chó được gia đình hàng xóm nuôi để trông nhà. Tại thời điểm xảy ra sự việc, chó được thả rông, không rọ mõm.
Ngày 6/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) cho biết, số ca đến tiêm vắc xin phòng bệnh dại tăng nhẹ. Trong tháng 1/2023, có 165 trường hợp đến tiêm, trong đó có 83 nam, 82 nữ; dưới 15 tuổi: 6 người, từ 15-24: 74 người, từ 25-49: 68 người. Hơn 90% ca trong số nói trên bị chó cắn.
Vừa qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một bệnh nhân nam, 30 tuổi ở Phú Thọ đến khám với các triệu chứng của bệnh dại.
Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ đã lên cơn dại sau khi bị chó lạ cắn 4 tháng...
Một nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ sau khi bị chó lạ cắn 4 tháng đã bị lên cơn dại. Được bác sĩ giải thích tiên lượng tử vong, gia đình đã xin cho bệnh nhân về nhà.