Hơn một thế kỷ trước, tàu điện khởi chạy ở Hà Nội thế nào?

Cuộc 'cách mạng tàu điện' Hà Nội khởi đầu vào tháng 5/1890, khi Công ty Điền địa Đông Dương thành lập nhà máy xe điện đặt trụ sở tại đầu làng Thụy Khuê.

Cuối thế kỷ 19, trước khi hệ thống tàu điện hình thành, phương tiện đi lại của cư dân ở Hà Nội là các phương tiện thô sơ như cáng, xe đẩy, thuyền, xe ngựa, xe kéo tay và cơ bản nhất là người dân đi bộ.

Cuối thế kỷ 19, trước khi hệ thống tàu điện hình thành, phương tiện đi lại của cư dân ở Hà Nội là các phương tiện thô sơ như cáng, xe đẩy, thuyền, xe ngựa, xe kéo tay và cơ bản nhất là người dân đi bộ.

Cuộc “cách mạng tàu điện” ở Hà Nội khởi đầu vào tháng 5/1890, khi Công ty Điền địa Đông Dương thành lập nhà máy xe điện đặt trụ sở tại đầu làng Thụy Khuê. Do cần đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn, Công ty đề xuất đổi đường ray lấy đất và đã được chính quyền thuộc địa chấp thuận.

Cuộc “cách mạng tàu điện” ở Hà Nội khởi đầu vào tháng 5/1890, khi Công ty Điền địa Đông Dương thành lập nhà máy xe điện đặt trụ sở tại đầu làng Thụy Khuê. Do cần đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn, Công ty đề xuất đổi đường ray lấy đất và đã được chính quyền thuộc địa chấp thuận.

Ngày 13/9/1900, lần đầu tiên tàu điện Hà Nội được chạy thử trên tuyến Bờ Hồ - Thụy Khuê. Năm 1901 khai trương tuyến Bờ Hồ - Ấp Thái Hà, sau đó năm 1915 làm thêm đường vào bến xe Hà Đông. Năm 1906 khai trương tuyến Bờ Hồ - Chợ Mơ.

Ngày 13/9/1900, lần đầu tiên tàu điện Hà Nội được chạy thử trên tuyến Bờ Hồ - Thụy Khuê. Năm 1901 khai trương tuyến Bờ Hồ - Ấp Thái Hà, sau đó năm 1915 làm thêm đường vào bến xe Hà Đông. Năm 1906 khai trương tuyến Bờ Hồ - Chợ Mơ.

Thời đó, điện để chạy tàu do ba máy phát điện chạy bằng hơi nước nhãn hiệu Alioth Buise cung cấp. Cho đến năm 1915, Hà Nội đã có 22 đầu kéo, mỗi đầu có công suất 25 mã lực.

Thời đó, điện để chạy tàu do ba máy phát điện chạy bằng hơi nước nhãn hiệu Alioth Buise cung cấp. Cho đến năm 1915, Hà Nội đã có 22 đầu kéo, mỗi đầu có công suất 25 mã lực.

Năm 1929, tuyến Bờ Hồ - Đại Cồ Việt khai trương và năm 1943 thì kéo dài tới trước cổng chính Bệnh viện Bạch Mai. Tuyến Bờ Hồ - Mơ ban đầu là chạy qua phố Cầu Gỗ nhưng, sau chuyển ra sát mép hồ để phục vụ chỉnh trang đô thị.

Năm 1929, tuyến Bờ Hồ - Đại Cồ Việt khai trương và năm 1943 thì kéo dài tới trước cổng chính Bệnh viện Bạch Mai. Tuyến Bờ Hồ - Mơ ban đầu là chạy qua phố Cầu Gỗ nhưng, sau chuyển ra sát mép hồ để phục vụ chỉnh trang đô thị.

Vào thời điểm mở rộng nhất, từ bến chính ở Bờ Hồ, tàu điện tỏa đi 6 hướng Hà Đông, Cầu Giấy, Mơ, Vọng, Bưởi và Yên Phụ, đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại với chi phí thấp của cư dân toàn thành phố.

Vào thời điểm mở rộng nhất, từ bến chính ở Bờ Hồ, tàu điện tỏa đi 6 hướng Hà Đông, Cầu Giấy, Mơ, Vọng, Bưởi và Yên Phụ, đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại với chi phí thấp của cư dân toàn thành phố.

Tàu điện đã đồng hành cùng người Hà Nội cho đến đầu thập niên 1990, khi các đoàn tàu ngừng hoạt động, đường ray được gỡ bỏ. Hơn hai thập niên sau, hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội được xây dựng, trên phương diện nào đó có thể coi là sự tiếp nối của tàu điện năm xưa...

Tàu điện đã đồng hành cùng người Hà Nội cho đến đầu thập niên 1990, khi các đoàn tàu ngừng hoạt động, đường ray được gỡ bỏ. Hơn hai thập niên sau, hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội được xây dựng, trên phương diện nào đó có thể coi là sự tiếp nối của tàu điện năm xưa...

Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/ta-tay/hon-mot-the-ky-truoc-tau-dien-khoi-chay-o-ha-noi-the-nao-1474563.html