Hốt hoảng phát hiện 'rắn không đầu', đến gần mới biết: 'Kịch độc!'

Dân làng Madhipur, Ấn Độ vô cùng hoảng sợ khi nhìn thấy con rắn vàng 'không đầu' đang giãy giụa nên nhanh chóng gọi cứu hộ theo Đường dây trợ giúp rắn Ấn Độ.

Dân làng Madhipur thuộc thành phố Puri, bang Odisha, miền đông Ấn Độ đã vô cùng hốt hoảng khi thấy một con " rắn không đầu". Đến gần mới biết là loài hổ mang chúa bị mắc kẹt đầu trong vỏ lon nước bỏ đi.

Dân làng Madhipur thuộc thành phố Puri, bang Odisha, miền đông Ấn Độ đã vô cùng hốt hoảng khi thấy một con " rắn không đầu". Đến gần mới biết là loài hổ mang chúa bị mắc kẹt đầu trong vỏ lon nước bỏ đi.

Khi đội cứu hộ đến, họ xác nhận rằng đây là loài rắn hổ mang chúa - Một trong "Tứ Đại nọc độc" của Ấn Độ, nọc độc chết người của nó nhanh chóng gây suy hô hấp và ngừng tim.

Khi đội cứu hộ đến, họ xác nhận rằng đây là loài rắn hổ mang chúa - Một trong "Tứ Đại nọc độc" của Ấn Độ, nọc độc chết người của nó nhanh chóng gây suy hô hấp và ngừng tim.

Vì con rắn đang trong cơn hoảng loạn nên nó có thể vô thức tấn công con người để tự vệ, nên đội cứu hộ đã giữ miệng nó bằng một túi nhựa trong suốt có ống nhựa hở đầu để ngăn nó cắn trả.

Vì con rắn đang trong cơn hoảng loạn nên nó có thể vô thức tấn công con người để tự vệ, nên đội cứu hộ đã giữ miệng nó bằng một túi nhựa trong suốt có ống nhựa hở đầu để ngăn nó cắn trả.

20 phút sau đó, việc giải cứu con rắn độc thành công tốt đẹp. Cả con vật cũng được cứu mà không có bất cứ nguy hại nào cho con người. Con rắn sau đó đã được thả về tự nhiên.

20 phút sau đó, việc giải cứu con rắn độc thành công tốt đẹp. Cả con vật cũng được cứu mà không có bất cứ nguy hại nào cho con người. Con rắn sau đó đã được thả về tự nhiên.

Rắn hồ mang chúa hay rắn hổ mang Ấn Độ có tên khoa học là Naja Naja – một trong những loài có nọc độc nhất thế giới. Chúng còn được gọi với nhiều tên khác như rắn hổ mang Châu Á hay rắn hổ mang Binocellate.

Rắn hồ mang chúa hay rắn hổ mang Ấn Độ có tên khoa học là Naja Naja – một trong những loài có nọc độc nhất thế giới. Chúng còn được gọi với nhiều tên khác như rắn hổ mang Châu Á hay rắn hổ mang Binocellate.

Loài rắn này được tìm thấy nhiều ở tiểu lục Ấn Độ và là một thành viên trong nhóm “tứ đại nọc độc” của đất nước này. Rắn hổ mang chúa Ấn Độ rất được tôn kính trong thần thoại và văn hóa của người dân nơi đây.

Loài rắn này được tìm thấy nhiều ở tiểu lục Ấn Độ và là một thành viên trong nhóm “tứ đại nọc độc” của đất nước này. Rắn hổ mang chúa Ấn Độ rất được tôn kính trong thần thoại và văn hóa của người dân nơi đây.

Đây là loài rắn có trọng lượng và kích thước vừa phải. Phần lớn rắn hổ mang Ấn Độ trưởng thành có kích thước từ 1 đến 1,5m. Một số cá thể sống ở vùng Sri Lanka có thể dài tới 2,2m nhưng có số lượng không nhiều.

Đây là loài rắn có trọng lượng và kích thước vừa phải. Phần lớn rắn hổ mang Ấn Độ trưởng thành có kích thước từ 1 đến 1,5m. Một số cá thể sống ở vùng Sri Lanka có thể dài tới 2,2m nhưng có số lượng không nhiều.

Loài rắn này thường bị nhầm với một số loài rắn khác như rắn chuột phương Đông hoặc rắn hổ đất. Tuy nhiên, rắn hổ mang thường có kích thước dài hơn rắn chuột phương Đông. Còn rắn hổ mang đất thường có hình chữ O sau đầu, khác với hình mũ trùm của hổ mang Ấn Độ.

Loài rắn này thường bị nhầm với một số loài rắn khác như rắn chuột phương Đông hoặc rắn hổ đất. Tuy nhiên, rắn hổ mang thường có kích thước dài hơn rắn chuột phương Đông. Còn rắn hổ mang đất thường có hình chữ O sau đầu, khác với hình mũ trùm của hổ mang Ấn Độ.

Thức ăn của rắn hổ mang Ấn Độ chủ yếu là động vật gặm nhấm, thằn lằn và ếch. Chúng thường theo dõi và tấn công con mồi rất nhanh.

Thức ăn của rắn hổ mang Ấn Độ chủ yếu là động vật gặm nhấm, thằn lằn và ếch. Chúng thường theo dõi và tấn công con mồi rất nhanh.

Hổ mang Ấn Độ là loài sinh sản hữu tính bằng cách giao phối giữa con đực và con cái. Mỗi lần sinh sản, cá thể rắn cái thường đẻ từ 12 đến 20 quả trứng. Những nơi thường được lựa chọn để đẻ trứng là thân cây rỗng hoặc hố dưới lòng đất.

Hổ mang Ấn Độ là loài sinh sản hữu tính bằng cách giao phối giữa con đực và con cái. Mỗi lần sinh sản, cá thể rắn cái thường đẻ từ 12 đến 20 quả trứng. Những nơi thường được lựa chọn để đẻ trứng là thân cây rỗng hoặc hố dưới lòng đất.

Loài rắn này là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều ca tử vong tại những nơi mà chúng sinh sống. Nọc độc của loài rắn này chủ yếu chứa chất độc thần kinh sau synap và cardiotoxin. Các loại enzym như hyaluronidase gây ra ly giải và làm tăng sự lan rộng của nọc độc trong cơ thể.

Loài rắn này là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều ca tử vong tại những nơi mà chúng sinh sống. Nọc độc của loài rắn này chủ yếu chứa chất độc thần kinh sau synap và cardiotoxin. Các loại enzym như hyaluronidase gây ra ly giải và làm tăng sự lan rộng của nọc độc trong cơ thể.

Khi đi vào cơ thể, nọc độc sẽ tác động trực tiếp lên synap của dây thần kinh làm tê liệt cơ bắp. Nghiêm trọng hơn, các trường hợp bị rắn hổ mang Ấn Độ cắn có thể dẫn tới suy hô hấp, tim ngừng đập và gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

Khi đi vào cơ thể, nọc độc sẽ tác động trực tiếp lên synap của dây thần kinh làm tê liệt cơ bắp. Nghiêm trọng hơn, các trường hợp bị rắn hổ mang Ấn Độ cắn có thể dẫn tới suy hô hấp, tim ngừng đập và gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/hot-hoang-phat-hien-ran-khong-dau-den-gan-moi-biet-kich-doc-1633471.html