Huawei gia tăng sức mạnh viễn thông soán ngôi vương thế giới

Sự thành công của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc - Huawei xuất phát từ cách quản lý khéo léo và thu hút tài năng toàn cầu.

Bên cạnh sự ủng hộ của chính quyền Trung Quốc thì thành công của gã khổng lồ viễn thông phần lớn đạt được từ cách quản lý khéo léo và tài năng toàn cầu.

Ảnh minh họa. Nguồn: AFP/STR

Ảnh minh họa. Nguồn: AFP/STR

Từ những năm đầu tiên, ngành công nghiệp viễn thông luôn được đánh giá cao trong chiến lược của các nước công nghiệp phát triển. Các chặng đường phát triển của ngành viễn thông bao gồm Alcatel tại Pháp, NEC tại Nhật Bản, Siemens tại Đức và Ericsson tại Thụy Điển đã tạo nên hiện tượng một thời.

Tại Mỹ, AT&T (thuộc đơn vị Western Electric) là nhà phân phối độc quyền chuyên cung cấp các thiết bị cho các đơn vị điều hành và trở thành công ty thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới.

Trong những năm gần đây, sự hưng thịnh của Huawei đánh dấu bước phát triển viễn thông của Trung Quốc. Bắt đầu từ những năm 1980, Huawei đã phát triển mạnh mẽ trong khi Lucent – công ty thiết bị có nguồn gốc từ Western Electric không tồn tại.

Doanh thu của Huawei hiện tại chiếm hơn 100 tỷ đôla Mỹ hàng năm, vượt qua các đối thủ cạnh tranh còn lại là Ericsson, Nokia và ZTE. Huawei kết hợp chiến lược đầu tư sản phẩm tích cực bằng việc bán hàng toàn cầu với giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh định giá thấp hơn sẽ là vô ích nếu sản phẩm và dịch vụ triển khai không xuất sắc.

Bằng cách nào sự biến động công nghiệp như vậy lại xảy ra?

Nhà kinh tế học Robert Atkinson cho rằng một phần thành công này là nhờ sự hỗ trợ tài chính của chính phủ Trung Quốc và khả năng tiếp cận ưu đãi vào thị trường địa phương.

Điều này là đúng. Trong khi sự hỗ trợ của chính phủ là cần thiết nhưng công ty cũng được hưởng lợi từ sự quản lý xuất sắc. Tập hợp các tài năng xuất sắc, công ty đã đầu tư kịp thời nhằm cung cấp các sản phẩm cần thiết cho ngành vận tải toàn cầu. Huawei bắt đầu với chiến lược bắt chước các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và phục vụ thị trường địa phương nhưng vẫn tập trung mục tiêu dài hạn là ưu tiên phát triển công nghệ khi nguồn lực được bổ sung.

Việc nhận ra nguồn lực nghiên cứu bị hạn chế tại Trung Quốc, Huawei đã tuyển dụng các kỹ sư tài năng trên toàn cầu nhằm thúc đẩy chương trình phát triển sản phẩm. Huawei hiện có hơn 100.000 kỹ sư trên toàn cầu.

Công ty cũng thể hiện năng lực sử dụng công nghệ tiên tiến ở tất cả các nguồn lực. Huawei có nhiều nguồn lực hơn các đối thủ khác để phát triển sản phẩm mới. Thực tế, đối với công nghệ mạng không dây thế hệ thứ năm (5G), Huawei đang thiết lập tiêu chuẩn dẫn đầu về sản phẩm vì gã khổng lồ viễn thông đã đầu tư vào công nghệ này từ rất sớm.

Công ty này cũng đã mở rộng sang thị trường tiêu thụ. Hiện tại, đây là nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn thứ hai và đang phát triển chip nhằm cung cấp sản phẩm độc quyền.

Điều lưu ý đáng thú vị là Huawei không phải là nhà cung cấp độc quyền ở Trung Quốc. Các nhà mạng thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc duy trì một thị trường cạnh tranh giữa các công ty viễn thông.

Theo Asia Times, lịch sử của ngành công nghiệp này có thể đã khác nếu Lucent chuẩn bị tốt hơn đáp ứng nhu cầu ngành công nghiệp và hỗ trợ chính phủ. Trong năm 1999, Lucent là công ty cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới với doanh thu có lãi lên tới 38.3 tỷ đôla.

Lucent đã phối hợp với Bell Labs như một nguồn lực nghiên cứu lớn nhưng lại không có sự chuẩn bị tốt đáp ứng nhu cầu mới của nhà mạng toàn cầu thông qua việc thúc đẩy phát triển internet và mạng không dây. Đó là lý do khiến Lucent sụp đổ.

Là nhà phân phối độc quyền cho AT&T, chiến lược sản phẩm phải thúc đẩy theo yêu cầu của họ. Tập trung vào hoạt động tài chính như một công ty đại chúng, chi phí phát triển sản phẩm bị hạn chế.

Công ty đã tiến hành nhiều thương vụ mua lại nhằm sửa chữa các lỗ hổng nhưng đây là kết quả thất vọng. Doanh thu giảm xuống còn 12 tỷ đôla vào năm 2000 và Lucent đã mất 16 tỷ đôla vào năm 2001 do doanh thu tiếp tục giảm. Lucent cuối cùng đã hợp nhất với Alcatel và sau đó Nokia mua lại. Hiện tại không có nhà cung cấp thiết bị viễn thông nào ở Mỹ.

Sau đó, trong tương lai, thành công của Huawei đã thúc đẩy sự cạnh tranh, tuy nhiên, sản phẩm viễn thông đang trở nên phức tạp hơn và ngày càng tốn kém hơn. Trong khi đó, nhu cầu vốn là rất lớn.

Các đối thủ cạnh tranh muốn giành được thị phần sẽ phải nhanh nhẹn và có khả năng tiếp cận nguồn lực lớn nhằm phát triển sản phẩm toàn diện. Trong khi đó, hỗ trợ tài chính của chính phủ cũng được đánh giá là cần thiết trong quy mô lớn, yêu cầu nhân tài đa ngành phải được tổ chức trên toàn cầu.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/huawei-gia-tang-suc-manh-vien-thong-soan-ngoi-vuong-the-gioi-20200924170337957.htm