Huế: Dựng cây nêu hoàng cung nhà Nguyễn để cầu bình an

Dựng nêu để báo hiệu ngày Tết tại Hoàng cung Huế thời Nguyễn được phục dựng và tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm.

Ngày 4-2 (23 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức lễ dựng nêu tại 3 địa điểm: Triệu Tổ Miếu, Thế Miếu và Điện Long An.

Ngày 4-2 (23 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức lễ dựng nêu tại 3 địa điểm: Triệu Tổ Miếu, Thế Miếu và Điện Long An.

Trên cơ sở chất liệu cung đình, Trung tâm đã xây dựng một kịch bản nghi thức về dựng nêu trong hoàng cung, tạo không khí vui tươi vào dịp Tết Nguyên đán.

Trên cơ sở chất liệu cung đình, Trung tâm đã xây dựng một kịch bản nghi thức về dựng nêu trong hoàng cung, tạo không khí vui tươi vào dịp Tết Nguyên đán.

Từ cửa Hiển Nhơn, nghi thức rước nêu được tổ chức trang trọng. 10 lính vác nêu trong trang phục chỉnh tề. Đội rước nêu khởi hành trong âm thanh của tiểu nhạc tiến vào Hoàng Cung, đến Triệu Tổ Miếu, cửa chính của khu vực Thế Miếu và tiến hành nghi thức dựng nêu.

Từ cửa Hiển Nhơn, nghi thức rước nêu được tổ chức trang trọng. 10 lính vác nêu trong trang phục chỉnh tề. Đội rước nêu khởi hành trong âm thanh của tiểu nhạc tiến vào Hoàng Cung, đến Triệu Tổ Miếu, cửa chính của khu vực Thế Miếu và tiến hành nghi thức dựng nêu.

Nghi thức thướng nêu (tức là dựng nêu) được cử hành nghiêm trang. Các nghi thức lễ như: nghinh thần, khánh hạ được cử hành trong âm thanh của Đại nhạc. Sau phần lễ, 10 lính vác nêu đã tiến hành dựng nêu lên.

Nghi thức thướng nêu (tức là dựng nêu) được cử hành nghiêm trang. Các nghi thức lễ như: nghinh thần, khánh hạ được cử hành trong âm thanh của Đại nhạc. Sau phần lễ, 10 lính vác nêu đã tiến hành dựng nêu lên.

Sau Triệu Miếu, Thế Miếu, lễ dựng nêu cũng sẽ được tổ chức tại điện Long An, diễn ra từ ngày 23 tháng Chạp đến mồng 6 Tết Nguyên đán. Du khách và người dân đến với di tích cố đô Huế những ngày này sẽ được chứng kiến một nét đẹp văn hóa của người Việt đang được duy trì và tiếp nối trong đời sống hôm nay.

Sau Triệu Miếu, Thế Miếu, lễ dựng nêu cũng sẽ được tổ chức tại điện Long An, diễn ra từ ngày 23 tháng Chạp đến mồng 6 Tết Nguyên đán. Du khách và người dân đến với di tích cố đô Huế những ngày này sẽ được chứng kiến một nét đẹp văn hóa của người Việt đang được duy trì và tiếp nối trong đời sống hôm nay.

Hình ảnh cây nêu từ bao đời nay đã được coi là biểu tượng thiêng liêng nhất của ngày Tết Nguyên đán đối với người dân Việt, gắn liền với một sự tích huyền thoại mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Ngày xuân dựng nêu để mong muốn những điều tốt đẹp cho một năm mới đang tới.

Hình ảnh cây nêu từ bao đời nay đã được coi là biểu tượng thiêng liêng nhất của ngày Tết Nguyên đán đối với người dân Việt, gắn liền với một sự tích huyền thoại mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Ngày xuân dựng nêu để mong muốn những điều tốt đẹp cho một năm mới đang tới.

Du khách và người dân đến với di tích cố đô Huế những ngày này sẽ được chứng kiến nét đẹp văn hóa của người Việt. Lễ dựng nêu để cầu mong năm mới nhiều điều tốt lành, thịnh vượng.

Du khách và người dân đến với di tích cố đô Huế những ngày này sẽ được chứng kiến nét đẹp văn hóa của người Việt. Lễ dựng nêu để cầu mong năm mới nhiều điều tốt lành, thịnh vượng.

NGUYỄN DO

Nguồn PLO: https://plo.vn/van-hoa/hue-dung-cay-neu-hoang-cung-nha-nguyen-de-cau-binh-an-965832.html