Hưng Yên phát lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Luộc

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành Công điện khẩn số 04 về việc phát lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Luộc kể từ 7 giờ ngày 11.9.2024.

Lũ sông Hồng tại Hà Nội dự báo khả năng đạt đỉnh vào trưa 11.9

11/09/2024 10:03

Chuyển giao kỹ thuật chuyên sâu cho ngành y tế Hưng Yên

10/09/2024 09:10

Trao tặng 50 suất học bổng cho học sinh gia đình chính sách học giỏi tại Hưng Yên

05/09/2024 11:48

 Mực nước sông Hồng lúc 6 giờ sáng ngày 11.9 trên báo động II là 2cm

Mực nước sông Hồng lúc 6 giờ sáng ngày 11.9 trên báo động II là 2cm

Hồi 6 giờ sáng nay, ngày 11. 9, mực nước trên sông Luộc tại Trạm thủy văn La Tiến là 4,72m (trên báo động 2 là 2cm) và tiếp tục lên.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh Hưng Yên ban hành Công điện khẩn số 04/CĐ-BCHPCTT gửi: Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện: Tiên Lữ, Phù Cừ và thành phố Hưng Yên; các sở, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Công an tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên, Báo Hưng Yên, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, Công ty Điện lực Hưng Yên, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh về việc phát lệnh báo động 2 trên tuyến đê tả sông Luộc kể từ 7 giờ ngày 11.9.

Theo đó, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện Tiên Lữ, Phù Cừ và thành phố Hưng Yên; các sở, ngành nêu trên thực hiện việc canh gác đê theo cấp báo động. Tuần tra, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố đê điều ngay từ giờ đầu. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện Tiên Lữ, Phù Cừ và thành phố Hưng Yên tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc canh gác đê địa phương. Kiểm tra, rà soát và chuẩn bị các loại vật tư, phương tiện, nhân lực theo phương án hộ đê, phòng, chống thiên tai của địa phương và của ngành.

Triển khai các biện pháp phòng, tránh lũ. Kiểm tra các khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập lụt nhất là các khu vực dân cư ngoài bãi sông và phải có biện pháp chủ động để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; thường xuyên rà soát, kiểm tra an toàn các tuyến đê bối. Tiếp tục thông báo cho người dân khẩn trương, kịp thời thu hoạch hoa màu, thủy sản ở ven sông những nơi có khả năng ngập lụt. Chủ động, sẵn sàng và triển khai phương án sơ tán dân ngoài vùng bãi sông, nhất là ở khu vực nguy hiểm, mất an toàn khi có ngập lụt xảy ra theo phương án của địa phương.

Cấm các loại xe cơ giới đi trên đê (trừ xe có giấy phép, xe ưu tiên theo quy định), các bến đò dọc, ngang hoạt động; cảnh báo người dân không đi lại ven sông, nhất là vùng có nguy cơ sạt lở và không được đánh bắt thủy sản trên sông. Kiểm tra, rà soát các công trình đang thi công liên quan đến an toàn đê điều, chuẩn bị vật tư, phương tiện, nhân lực và hoàn thiện các công trình đang thi công dở dang hoặc có biện pháp gia cố bảo đảm an toàn chống lũ. Thường xuyên cập nhật thông tin và báo cáo kịp thời về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh...

Nguyễn Ánh

Nguồn Đại Biểu Nhân Dân: https://daibieunhandan.vn/hung-yen-phat-lenh-bao-dong-2-tren-tuyen-de-ta-song-luoc-post389858.html