Hungary muốn dùng quỹ của EU để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga
Hungary muốn dùng quỹ dự phòng dịch bệnh của Liên minh châu Âu như một 'động lực' để 'cai nghiện' năng lượng của Nga.
Được biết, Ủy ban châu Âu đã phân bổ quỹ dự phòng Covid-19 cho tất cả các quốc gia thành viên ngoại trừ Hungary, với lý do lo lắng về chế độ pháp quyền và “mảng chìm” trong chính quyền nước này.
Ông Balazs Orban, cố vấn chính trị của thủ tướng Hungary, cho biết trong một cuộc phỏng vấn bên lề hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels rằng "một số bộ phận" của Ủy ban đã sẵn sàng đồng ý với Hungary với đề xuất trên.
Một trung tâm kiểm soát khí đốt tự nhiên ở phía đông Budapest. Người chụp: Atilla Kisbenedek/ AFP/Getty Images.
“Hiện tại chúng ta đang nằm trong tình hình chiến tranh và câu hỏi địa chính trị lớn nhất là độc lập về năng lượng”, người cố vấn này cho biết Hungary úp mở đề xuất chuyển tài trợ của EU vốn cứu trợ ứng phó với đại dịch Covid sang hỗ trợ năng lượng.
Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, đồng nội tệ của Hungary đã giảm gần 10% so với đồng euro, đây có thể là mức giảm mạnh nhất ở các thị trường mới nổi sau đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ. Viễn cảnh phải ra đi mà không có sự tài trợ của EU đã khiến các nhà đầu tư xa lánh Hungary.
Khả năng tiếp cận hơn 37 tỷ euro (39 tỷ USD) nguồn tài chính của EU đang bị đe dọa, bao gồm hơn 22 tỷ euro từ ngân sách EU cho giai đoạn 2021-2027 và 15,5 tỷ euro viện trợ và cho vay phục hồi đại dịch.
Trước đó, Ủy ban cũng đã đưa ra vấn đề với kế hoạch sử dụng một phần tiền của khối để tài trợ cho các trường đại học ở nước này sau một cuộc đại tu nhằm thu hút những người ưu tú của thủ tướng ở vị trí lãnh đạo các cơ sở giáo dục.
Theo các quy tắc kiểm soát các quỹ, nếu Hungary không đạt được thỏa thuận với EU vào cuối năm, nước này có thể bị mất vĩnh viễn một phần kinh phí phục hồi của mình. Theo cố vấn chính trị, Hungary có thể tìm kiếm một thỏa thuận với EU trong năm nay tương tự như thỏa thuận mà Ba Lan đã đạt được.
Trong khi đó, Ủy ban, cơ quan điều hành của EU, đã gửi một lá thư chính thức tới Hungary vào cuối tháng 4 nêu rõ những quan ngại của họ với Hungary, bao gồm "những bất thường nghiêm trọng như xung đột lợi ích, gian lận và tham nhũng, cho thấy sự vi phạm các nguyên tắc của pháp quyền."
Điều đó cho thấy xung đột giữa Hungary và EU - vốn đang leo thang kể từ khi Thủ tướng Orban mở rộng ảnh hưởng của mình trên các tòa án, truyền thông, giáo dục và văn hóa sau khi ông trở lại nắm quyền vào năm 2010 - vẫn chưa thể giải quyết.
Lê Na (Theo Bloomberg)