Hướng dẫn áp dụng định mức công tác lấy mẫu nước giếng khoan để xét nghiệm chất lượng nước
Vừa qua, Bộ Xây dựng nhận đã có văn bản gửi Ban Quản lý dự án (BQLDA) đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, tỉnh Kon Tum về việc hướng dẫn áp dụng định mức công tác lấy mẫu nước giếng khoan để xét nghiệm chất lượng nước.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Theo Bộ Xây dựng, định mức dự toán xây dựng công trình – phần khảo sát xây dựng công bố kèm theo Văn bản số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng đã được thay thế bằng định mức dự toán xây dựng công trình – phần khảo sát xây dựng công bố kèm theo Quyết định số 1354/QĐ-BXD ngày 28/12/2016 của Bộ Xây dựng. Công tác hút nước và hạ thấp mực nước 1 lần với mã hiệu CQ.05101 được thay thế bằng mã hiệu CE.11610.
Công tác lấy mẫu nước giếng khoan để xét nghiệm chất lượng nước có thành phần công việc, yêu cầu kỹ thuật và biện pháp thi công không tương đồng với công tác hút nước và hạ thấp mực nước 1 lần nên việc vận dụng định mức này cho công tác lấy mẫu nước giếng khoan để xét nghiệm chất lượng nước nhằm quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là không phù hợp.
Để có căn cứ trong việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng, chủ đầu tư tổ chức lập định mức dự toán xây dựng công trình mới cho công tác công tác lấy mẫu nước giếng khoan để xét nghiệm chất lượng nước theo hướng dẫn tại mục I, phụ lục số 05, Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng và báo cáo UBND tỉnh Kon Tum xem xét, ban hành sau khi thống nhất với Bộ Xây dựng theo quy định tại Khoản 2, Điều 19 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Bộ Xây dựng về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Chủ đầu tư có thể lựa chọn tổ chức tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực để lập, điều chỉnh, thẩm tra các định mức dự toán xây dựng theo quy định tại Khoản 5, Điều 19 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015.