Hướng dẫn cách bao sái bàn thờ để mang lại may mắn cả năm

Việc bao sái bàn thờ, dọn dẹp, rút tỉa chân nhang ngày cuối năm là nghi thức cần thiết trọng giúp không gian thờ cúng thêm ấm cúng và mang lại may mắn tài lộc cho gia.

Theo chuyên gia phong thủy của Đồ gỗ Hương Đình, nghi thức bao sái bàn thờ của các gia đình cần được thực hiện cẩn thận, chu đáo, trước thềm đón năm mới.

1. Chuẩn bị cho việc bao sái

Để việc bao sái bàn thờ được thuận lợi và liền mạch, gia chủ cần chuẩn bị các đồ dùng cần thiết để tránh sai sót, gây mất thời gian. Cho nên, gia chủ cần chuẩn bị trước để tránh trong quá trình bao sái phải đi tìm hoặc đi mua gây mất thời gian.

Các đồ dùng cần chuẩn bị để thực hiện công việc bao sái bàn thờ như: Hương, đồ lễ thắp hương an vị bàn thờ, khay sạch để đặt các vật phẩm thờ cúng, khăn và chậu sạch, nước bao sái bàn thờ.

2. Chọn ngày tốt để bao sái bàn thờ

Việc xác định thời gian bao sái bàn thờ không những thuận tiện cho gia chủ mà còn mang lại may mắn và phúc lợi cho toàn bộ gia đình. Thông thường, thời gian bao sái bàn thờ được nhiều gia chủ thực hiện nhất là trước hoặc sau khi cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm.

Theo đó, nhiều gia chủ vì công việc quá bận rộn thì có thể thực hiện thủ tục sớm hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thực hiện nghi thức tiễn ông Công, ông Táo xong rồi mới bao sái bàn thờ, tỉa chân nhang để tiết kiệm được thời gian.

Bởi, việc tỉa chân nhang khi bao sái bàn thờ cũng cần khá nhiều thời gian và từ tốn. Còn nếu như, gia chủ thực hiện nghi thức này vào sát những ngày Giao thừa sẽ không có thể kiểm soát được thời gian để làm việc khác, dẫn tới việc bao sái không được chu đáo. Đặc biệt, khi bao sái bàn thờ, gia chủ cũng nên tránh thực hiện vào buổi tối muộn hoặc đêm khuya.

3. Thực hiện nghi thức bao sái bàn thờ

Sau khi đã chọn được thời điểm thích hợp để thực hiện nghi thức bao sái bàn thờ. Gia chủ cần tiến hành thắp hương xin phép Thần linh và gia tiên. Khi hương cháy còn khoảng hơn 2.3 thì mới bắt đầu được dọn dẹp.

Các vật phẩm trên bàn thờ cần phải được dọn xuống rồi đặt vào khay sạch sẽ. Song, gia chủ cần tránh việc di chuyển bài vị và bát hương. Bởi 2 bát hương đã được an vị theo hướng tốt và có vị trí thuật lợi. Nếu xê dịch bát hương không đúng có thể ảnh hưởng tới phong thủy của không gian thờ.

Gia chủ có thể sử dụng nước bao sái bằng nước ấm, nước thảo mộc chuyên dụng hoặc nước gừng pha loãng để đổ vào chậu. Còn khăn dùng cho việc bao sái bàn thờ thì nên dùng khăn sạch, có cả khăn khô và khăn ướt. Đặc biệt, khăn để lau bài vị và bát hương cần phải tách biệt.

Khi tỉa chân nhang, gia chủ cần thực hiện nhẹ nhàng, một tay giữ bát hương một tay rút từng chân nhang theo chiều ngược kim đồng hồ, rút cho đến khi chỉ còn khoảng 3 - 5 chân nhang.

Các vật phẩm sau khi được lau bằng nước sạch thì cần đợi khô hẳn hoặc dùng khăn khô lau lại. Sau khi đã lau dọn xong thì gia chủ cần sắp xếp đồ thờ lại theo đúng vị trí như ban đầu.

Gia chủ có thể đặt một phần lễ nhỏ như 1 đĩa bánh kẹo hoặc hoa quả và thắp 1 hoặc 3 nén nhang để xin phép tổ tiên, thần linh an vị lại bàn thờ như trước. Cuối cùng, gia chủ cần mang các loại vàng mã, chân nhang của năm cũ đi hóa tại vị trí đảm bảo được khâu an toàn về cháy nổ.

Trên đây là nghi thức bao sái bát hương, dọn dẹp và tỉa chân nhang trước thềm đón năm mới. Hy vọng bài viết đã mang đến cho quý gia chủ nhiều thông tin bổ ích.

(*) Thông tin chỉ mang tính chiêm nghiệm, tham khảo.

Xem thêm:

[100+] Mẫu bàn thờ gỗ đẹp và sang trọng

[99+] Mẫu bàn thờ thần tài, thổ địa gỗ tự nhiên, bền đẹp, chất lượng tốt

Nguồn Trà Vinh: https://www.baotravinh.vn/thong-tin-dich-vu-viec-lam/huong-dan-cach-bao-sai-ban-tho-de-mang-lai-may-man-ca-nam-34928.html