Hướng dẫn mới về cách tính lương hưu khu vực nhà nước và tư nhân
Bộ Nội vụ quy định cách tính lương hưu khu vực nhà nước từ năm 2025 sẽ tương tự khu vực tư nhân.
Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 12/2025 quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH. Trong đó, bộ đưa ra cách tính lương hưu của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân.
Theo đó, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp 1 lần đối với người lao động khu vực nhà nước được tính trong khoảng 5 đến 20 năm cuối trước nghỉ hưu, tùy thời điểm tham gia.
Cụ thể theo bảng sau:


Cách tính lương hưu đối với nhóm người được tính lương hưu trong khoảng 20 năm cuối tham gia BHXH trước khi nghỉ hưu.

Cách tính lương hưu đối với người lao động được tính tổng tiền lương hưu 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Tuy nhiên, lao động khu vực nhà nước tham gia BHXH từ ngày 1-1-2025 trở đi sẽ được tính bình quân toàn bộ quá trình đóng BHXH, tương tự khu vực tư nhân.
Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc khu vực nhà nước và tư nhân được hướng dẫn như sau:

Tỉ lệ hưởng lương hưu của lao động nữ đóng 15 năm bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2%, cho đến khi hưởng tối đa 75%.
Lao động nam đóng BHXH 15 năm chỉ được mức hưởng bằng 40% bình quân tiền lương tháng. Từ 16 đến 20 năm, mỗi năm tính thêm 1%. Từ năm thứ 20 trở đi, tỉ lệ hưởng lương hưu là 45% và cứ đóng mỗi năm tính thêm 2% cho đến khi hưởng tối đa 75%.
Như vậy, để hưởng lương hưu tối đa 75%, lao động nữ phải đóng BHXH 30 năm, còn nam là 35 năm.

Người già nhận lương hưu. Ảnh: CTV
Người lao động khu vực nhà nước bị giảm 2% tỉ lệ hưởng lương hưu cho mỗi năm nghỉ trước tuổi, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng giảm 1%, trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 6 tháng không giảm tỉ lệ phần trăm hưởng lương hưu.
Cách tính tiền chế độ ốm đau
Thông tư Bộ Nội vụ cũng quy định người lao động có thể hưởng chế độ ốm đau trong một năm tối đa từ 30 đến 70 ngày tùy theo điều kiện làm việc, với mức hưởng bằng 75% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
Cách tính chế độ ốm đau như sau:

Sau khi hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau nêu trên, nếu người lao động vẫn phải tiếp tục điều trị do mắc bệnh nằm trong danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế quy định, thì người lao động sẽ tiếp tục được hưởng chế độ ốm đau, nhưng với mức hưởng thấp hơn.
Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và không bao gồm thời gian trùng với thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động...
Ví dụ: Ông P là sinh viên mới tốt nghiệp, được tuyển dụng vào làm việc cho một tập đoàn theo hợp đồng lao động xác định thời hạn 1 năm từ ngày 1-1-2026. Ngày 12-1-2026, ông P bị tai nạn rủi ro phải điều trị đến hết ngày 31-1-2026.
Việc giải quyết chế độ ốm đau đối với ông P và trách nhiệm đóng BHXH được thực hiện như sau: Thời gian hưởng chế độ ốm đau là 18 ngày (từ ngày 12-1 đến 31-1-2026, trừ hai ngày nghỉ hằng tuần).
Mức trợ cấp ốm đau được tính trên cơ sở tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của tháng 1-2026.
Trường hợp ông P, sẽ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau 18 ngày làm việc ngay trong tháng đầu tiên tham gia BHXH bắt buộc, do vậy người lao động và người sử dụng lao động phải đóng BHXH tháng 1-2026.