Hướng tới kinh tế biển hiện đại, bền vững

Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề 'Tiềm năng và giải pháp phát triển kinh tế biển của tỉnh Cà Mau đến năm 2030'. Hội thảo đã nhận được sự quan tâm và tham gia của nhiều đại biểu là đại diện các sở ngành, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh cũng như các nhà khoa học đến từ các Viện, trường,…

Ông Mai Hữu Chinh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, nhận định, kinh tế biển, đảo chiếm một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ông Mai Hữu Chinh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, nhận định, kinh tế biển, đảo chiếm một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phát biểu tại hội thảo, ông Mai Hữu Chinh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, nhận định, kinh tế biển, đảo đã được xác định chiếm một vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu với bên ngoài,…

Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng, lợi thế thì kinh tế biển của tỉnh đang phải đối mặt với những thách thức. Do đó, cần nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện về những tiềm năng, lợi thế, thực trạng và thách thức trong phát triển kinh tế biển của tỉnh, hướng đến phát triển mạnh các ngành kinh tế biển mũi nhọn như thủy sản, du lịch dịch vụ và năng lượng tái tạo. Đồng thời, có giải pháp khắc phục thách thức từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, khai thác IUU...

Hội thảo nhận được sự quan tâm và tham gia của lãnh đạo các sở, ngành, chính quyền địa phương và các nhà khoa học.

Hội thảo nhận được sự quan tâm và tham gia của lãnh đạo các sở, ngành, chính quyền địa phương và các nhà khoa học.

Theo đó, tại hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp cho những vấn đề cốt lõi trong phát triển kinh tế biển của Cà Mau như: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản; phát triển du lịch biển bền vững; khai thác hiệu quả năng lượng tái tạo; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ; bảo vệ môi trường biển; thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế;…

ThS Huỳnh Văn Khải, Phó trưởng Phòng Quản lý khai thác và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhận định, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay chính là cơ chế, chính sách, pháp luật về biển và hải đảo chưa đầy đủ, một số chủ trương lớn của Đảng chưa được cụ thể hóa kịp thời.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến cực đoan; tình trạng sụt lún đất, sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất của người dân. Đồng thời, kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại các khu công nghiệp còn yếu kém và chưa được đầu tư đồng bộ; các khu dịch vụ hậu cần nghề cá được đầu tư chưa tương xứng với tình hình thực tế phát triển của tỉnh.

Theo ThS Lê Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn ứng dụng kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh, để thu hút đầu tư phát triển hệ sinh thái nuôi trồng và chế biến thủy sản công nghệ cao tại tỉnh, cần xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp, nhất là về thuế và tín dụng.

Theo ThS Lê Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn ứng dụng kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh, để thu hút đầu tư phát triển hệ sinh thái nuôi trồng và chế biến thủy sản công nghệ cao tại tỉnh, cần xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp, nhất là về thuế và tín dụng.

Có thể thấy, những khó khăn của kinh tế biển hiện nay chủ yếu vẫn là nguồn lực đầu tư. Theo ThS Lê Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn ứng dụng kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh, để thu hút đầu tư phát triển hệ sinh thái nuôi trồng và chế biến thủy sản công nghệ cao tại tỉnh, cần xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp, nhất là các chính sách liên quan đến giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ vay vốn ưu đãi và các quỹ khuyến khích đầu tư công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, cần cải thiện thủ tục hành chính, đảm bảo quy trình đầu tư nhanh chóng, minh bạch và đơn giản hóa các quy định liên quan đến cấp phép hoạt động.

Cửa biển Sông Đốc là nơi có đội tàu khai thác lớn nhất tỉnh và là đô thị động lực kinh tế biển tỉnh.

Cửa biển Sông Đốc là nơi có đội tàu khai thác lớn nhất tỉnh và là đô thị động lực kinh tế biển tỉnh.

“Cà Mau có tiềm năng phát triển mạnh mẽ thông qua mô hình hợp tác công - tư, đặc biệt trong các lĩnh vực thủy sản, du lịch và năng lượng tái tạo. Theo đó, tỉnh cần phối hợp với doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề để đẩy nhanh ứng dụng các thành quả khóa học trong thực tiễn, sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Đây là giải pháp quan trọng giúp tối ưu hóa chuỗi giá trị thủy sản, đảm bảo tính khép kín, kiểm soát chất lượng ngay từ khâu nuôi trồng, truy xuất nguồn gốc,… và giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường. Từ đó, giúp ngành thủy sản của Cà Mau phát triển theo hướng bền vững và hiện đại”, ông Hải đề xuất./.

Nguyễn Phú

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/huong-toi-kinh-te-bien-hien-dai-ben-vung-a35539.html