IMF nâng tỷ trọng nhân dân tệ và đồng đô la Mỹ trong rổ tiền tệ chính

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã nâng tỷ trọng của đồng nhân dân tệ trong rổ tiền tệ quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Động thái này khiến Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBoC) ngay lập tức cam kết 'thúc đẩy mở cửa hơn nữa thị trường tài chính đại lục' khi nhân dân tệ đang nâng dần sức mạnh quốc tế.

Đồng nhân dân tệ ngày càng có vai trò lớn hơn trong các giao dịch tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi.IMF đã nâng tỷ trọng của đồng nhân dân tệ lên 12,28% từ 10,92% trong lần xem xét định kỳ đầu tiên về đánh giá SDR kể từ khi đồng tiền Trung Quốc được đưa vào rổ vào năm 2016, thông cáo của PBoC hôm 15-5 viết. Tỷ trọng của đồng đô la Mỹ tăng lên 43,38% từ 41,73%, trong khi tỷ trọng của đồng euro, yen Nhật và bảng Anh giảm.Vẫn giữ vị trí thứ ba trong rổ tiền tệNgân hàng trung ương và các cơ quan quản lý nhà nước Trung Quốc “sẽ tiếp tục kiên quyết thúc đẩy việc mở cửa thị trường tài chính của Trung Quốc và đơn giản hóa hơn nữa quy trình của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Trung Quốc”, thông cáo của PBoCSDR là một tài sản dự trữ quốc tế có thể được chuyển đổi thành năm loại tiền tệ. Sau nhiều năm nỗ lực của chính quyền Trung Quốc nhằm thúc đẩy việc sử dụng nhân dân tệ này trên toàn cầu, đồng nội tệ của Trung Quốc đã gia nhập cơ chế SDR vào năm 2016, trở thành một trong năm đồng tiền dự trữ toàn cầu – bên cạnh đô la Mỹ, euro, yen Nhật và bảng Anh.Động thái của IMF diễn ra trong bối cảnh đồng nhân dân tệ giảm giá mạnh kể từ cuối tháng 4, bởi đồng tiền Trung Quốc phải đối mặt với tác động kép là tăng trưởng trong nước chậm lại do các đợt phong tỏa chống Covid và dòng vốn ngoại rút dần khỏi đại lục do sự phân kỳ hay khác biệt ngày càng rộng trong chính sách tiền tệ với Mỹ. PBoC đã đặt tỷ giá tham chiếu cho đồng tệ ở mức mạnh hơn so với dự kiến trong ngày thứ chín liên tiếp vào đến hôm 13-5, thể hiện rõ hơn sự hỗ trợ của PBoC với đồng tiền.Trong tuyên bố hôm 15-5, PBoC cam kết sẽ kéo dài thời gian giao dịch ngoại hối liên ngân hàng, cung cấp nhiều loại tài sản hơn và cải thiện chính sách công bố thông tin nhằm tạo môi trường đầu tư tốt hơn cho các tổ chức toàn cầu.Thứ hạng về tỷ trọng giữa các loại tiền tệ trong rổ SDR vẫn giữ nguyên sau kỳ chỉnh đổi này – theo tuyên bố của IMF ngày 14-5, với nhân dân tệ vẫn giữ vị trí thứ ba trong rổ SDR. Đợt thay đổi này sẽ có hiệu lực từ ngày 1-8 tới và lần xem xét thay đổi tỷ lệ kế tiếp sẽ vào năm 2027, tức 5 năm nữa.Các giám đốc điều hành của IMF đều chung nhận định rằng cả dịch Covid và sự phát triển của công nghệ tài chính đều không có tác động lớn nào đến vai trò tương đối của tiền tệ trong rổ SDR cho đến nay. Tuyên bố của IMF nói đánh giá và thay đổi lần này diễn ra chậm hơn khoảng một năm so với dự kiến ban đầu do ảnh hưởng của Covid-19.Sau đợt điều chỉnh cơ cấu tỷ trọng của IMF, tỷ lệ của năm đồng tiền trong rổ SDR như sau: đô la Mỹ 43,38% (trước đó 41,73%), euro 29,31% (30,93%), nhân dân tệ 12,28% (10,92%), yen 7,59% (8,33%) và bảng 7,44% (8,09%).Cú vươn vai lớn mạnhĐồng nhân dân tệ cuối cùng cũng có thể vươn mình trở thành một đồng tiền dự trữ toàn cầu có uy tín, nhưng Bắc Kinh sẽ phải nới lỏng đáng kể các chính sách siết chặt nền kinh tế – Baizhu Chen, giáo sư tài chính lâm sàng kinh tế kinh doanh tại Đại học Nam California nói với Business Insider. Giáo sư Chen cũng nói rằng ông cũng nhận ra sự đảo lộn khiến đồng bạc xanh suy giảm vị thế thống lĩnh.Các lệnh trừng phạt của phương Tây đã đóng băng hơn phân nửa nguồn dự trữ ngoại tệ trị giá hơn 600 tỉ đô la của Nga kể từ khi cuộc chiến Ukraine bùng phát cuối tháng 2. Các biện pháp này đã nhấn mạnh vị thế của đồng đô la, nhưng đồng thời cũng nêu bật những rủi ro khi quá phụ thuộc nhiều vào đồng tiền này.“Việc sử dụng đồng tiền Trung Quốc chắc chắn sẽ mở rộng và đóng một vai trò lớn hơn nhiều trên thế giới. Một số nước có thể cảm thấy nền kinh tế của họ bị cầm giữ làm con tin cho các chính sách của Mỹ bởi hiện đồng đô la đang chiếm ưu thế. Hơn lúc nào hết, các nước muốn đa dạng hóa và giảm thiểu rủi ro”, giáo sư Chen nói.Ông lưu ý rằng đã có hơn 70 ngân hàng trung ương đang giữ một lượng nhân dân tệ nào đó như một phần trong dự trữ ngoại hối. Trong khi đó, nhiều nước châu Phi và một số nước ở Trung Đông thường xuyên sử dụng nhân dân tệ trong các giao dịch, đều với Trung Quốc.Trong khi đó, các ngân hàng trung ương khác đã đa dạng hóa lượng dự trữ ngoại hối trong 20 năm qua, làm giảm tỷ trọng của đồng đô la trong dự trữ toàn cầu, báo cáo của IMF cuối tháng 3-2022 nêu rõ.Nhiều tuần sau khi chiến tranh bùng nổ, một số nước đã nỗ lực để giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng bạc xanh để giải quyết nhu cầu năng lượng. Saudi Arabia và Trung Quốc tìm cách sử dụng nhân dân tệ trong các giao dịch dầu mỏ. Nga và Ấn Độ đã tiến hành các thương vụ mua dầu trên cơ chế quy đổi đồng rúp và đồng rupee. Moscow cũng đã yêu cầu châu Âu sử dụng đồng rúp để thanh toán cho các hợp đồng khí đốt của Nga, thậm chí có thể chuyển sang bitcoin để thanh toán.Tomas Philipson, từng giữ chức quyền chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, cảnh báo: “Nếu đồng đô la mất vị thế là đồng tiền dự trữ của thế giới, lãi suất sẽ gia tăng đối với những khoản nợ lớn chưa từng có trong lịch sử nền kinh tế Mỹ”.Điều đó có nghĩa là người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ sẽ phải đối mặt với chi phí đi vay cao hơn. Giá hàng nhập khẩu cũng có thể sẽ tăng.Hiện tại, đồng bạc xanh chiếm 60% dự trữ toàn cầu so với 2,5% của đồng nhân dân tệ. Và trong khối lượng thanh toán toàn cầu, đồng đô la chiếm 40% trong khi nhân dân tệ chiếm khoảng 3%, mặc dù Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới xếp sau Mỹ – theo phân tích của Philipson.Điều đó có thể thay đổi, nhưng không thể không có những cải cách lớn ở Trung Quốc đại lục.Trung Quốc làm gì để nhân dân tệ cạnh tranh hơn?Giáo sư Chen giải thích rằng Trung Quốc sẽ phải mở cửa thị trường và nới lỏng sự giám sát của chính phủ. Ông đồng thời lưu ý rằng: “Trong lịch sử, không có đồng tiền nào bị kiểm soát chặt chẽ trở nên thống trị trong dự trữ toàn cầu”.Có nghĩa là, trên thị trường trái phiếu, Trung Quốc phải tiến hành cải cách để đạt được mức độ thanh khoản và hiệu quả của thị trường trái phiếu Mỹ. Điều này cũng đòi hỏi phải dỡ bỏ các hạn chế về lãi suất. Vị giáo sư kinh tế cho rằng Trung Quốc cũng cần ”kiềm chế” chuyện thao túng tiền tệ, như phá giá đồng nhân dân tệ để thúc đẩy xuất khẩu. Việc cho phép một ngân hàng trung ương độc lập có khả năng ra quyết định minh bạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc này.Ngoài ra, nhân dân tệ phải trở nên đáng tin cậy như đồng đô la. “Các quốc gia thường tin tưởng rằng Mỹ sẽ không suy yếu, không quậy đục mọi thứ. Nhưng liệu đồng nhân dân tệ có thể được xem là một kho chứa giá trị bảo đảm – nói cách khác là nơi trú ẩn an toàn của tài sản trong thời kỳ bất ổn hoặc chiến tranh hay không. Vẫn là câu hỏi khó có giải đáp ngay”, giáo sư Chen nói.Nhìn chung, chỉ cần Bắc Kinh khẽ chạm tay sẽ là cuộc lao dốc của đồng tiền Trung Quốc bởi nhà nước đại lục có xu hướng tăng cường kiểm soát. Nhưng điều đó lại tốt cho các nhà đầu tư Mỹ. Đã xuất hiện các dấu hiệu cho thấy chính phủ Trung Quốc gần đây đã nới lỏng công cuộc chấn chỉnh các hãng đại công nghệ, khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc tươi mát trở lại. Nói chung, việc bãi bỏ quy định thường mở ra không gian tăng trưởng kinh tế thoáng đãng hơn.Chen cũng nói rằng một đồng nhân dân tệ nổi bật hơn sẽ có một lợi ích khác, vì sự xuất hiện của nhiều loại tiền tệ dự trữ toàn cầu sẽ tạo ra bệ đỡ hay hàng rào chống lại sự sụp đổ của bất kỳ loại tiền tệ đơn lẻ nào.

Ricky Hồ

Nguồn Saigon Times: https://thesaigontimes.vn/imf-nang-ty-trong-nhan-dan-te-va-dong-do-la-my-trong-ro-tien-te-chinh/