IPPP thúc đẩy khái niệm kinh tế biển xanh
Cơ quan Hợp tác Liên nghị viện (BKSAP) cho biết cuộc họp lần thứ 2 của Hiệp định Đối tác nghị viện Indonesia-Thái Bình Dương (IPPP) thúc đẩy khái niệm nền kinh tế xanh đối với các quốc gia khu vực Thái Bình Dương có biển.
Phó Chủ tịch BKSAP Putu Supadma Rudana ngày 28/7 nói rằng: “Chúng tôi phải quan tâm đến vùng biển của mình và nền kinh tế xanh rất quan trọng vì tiềm năng thủy sản”.
Ông Rudana nhấn mạnh tiềm năng hàng hải của nền kinh tế xanh là đáng kể vì 2/3 lãnh thổ Indonesia là nước và các quốc gia khác ở Thái Bình Dương cũng được bao quanh bởi đại dương. Indonesia có nguồn tài nguyên biển phong phú và giàu tiềm năng. Giá trị kinh tế biển là yếu tố quan trọng để định hình chuỗi cung cấp lương thực.
Theo ông Rudana, khái niệm nền kinh tế xanh có thể được định hình bao gồm tiềm năng du lịch và nông nghiệp ven biển. Indonesia có các đảo Raja Ampat, Labuan Bajo, đảo Komodo, Bali và nhiều hòn đảo xinh đẹp khác. Điều đó có nghĩa là điểm đến và tiềm năng du lịch là rất lớn.
Cần phải duy trì tính bền vững của tiềm năng biển để các nguồn tài nguyên vật lý và sinh học có trong đại dương và hữu ích cho con người có thể được sử dụng nhằm hỗ trợ an ninh lương thực. Bên cạnh đó, cần phải cải thiện nền kinh tế của người dân bằng cách khai thác những tiềm năng hiện có để tạo ra nền kinh tế bền vững trong tương lai.
Ông Rudana khẳng định, “Chúng ta cũng phải duy trì việc bảo tồn biển và giữ nó bền vững cho thế hệ tiếp theo”. Nền kinh tế xanh là khái niệm cơ bản của các quốc gia quần đảo và cần được lồng ghép. Chính phủ đang nỗ lực giải quyết vấn đề này và quốc hội đã hỗ trợ nỗ lực này, chẳng hạn như đưa ra các quy định để cải thiện việc thực hiện nền kinh tế xanh.
Cuộc họp lần thứ 2 của IPPP được tổ chức tại Jakarta, Indonesia từ ngày 25 đến 26/7 với chủ đề “Hợp tác vì thịnh vượng: Thúc đẩy kết nối khu vực và phát triển toàn diện”.
Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/ippp-thuc-day-khai-niem-kinh-te-bien-xanh-280504.html