Iran: Nga gửi Mỹ 'thông điệp từ địa ngục'

Hãng thông tấn Iran Akharin Khabar cho rằng, tên lửa RS-28 Sarmat được gọi là 'thông điệp chết chóc từ Nga gửi tới Biden'.

Nga biên chế Sarmat trong năm nay

Hãng thông tấn Iran Akharin Khabar vừa có bài viết cho rằng, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới nhất RS-28 "Sarmat" là một thông điệp từ Nga gủi tới Mỹ.

Bài báo viết, về khả năng hiện tại và các công nghệ quân sự của Nga, chủ yếu được xây dựng nhằm đối phó vơíMỹvà các đồng minh củaMỹ ở châu Âu, cũng như các nước thù địch khác. Việc này xảy ra trùng hợp với sự kiện chính quyền mới ở Washington lên nắm quyền.

Akharin Khabar nhấn mạnh, RS-28 Sarmat là một hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng tiên tiến, sử dụng nhiên liệu lỏng của Nga. Sarmat được phát triển bởi Trung tâm mang tên Makeyev, được sản xuất tại Krasmash và thử nghiệm tại bãi phóng vũ trụ Plesetsk.

Sarmat được phát triển bắt đầu vào năm 2011 với mục đích thay thế tên lửa chiến lược nặng nhất thế giới, Voevoda (theo phân loại của NATO là RS-20V Satan). Trong thời gian qua, hàng loạt vụ phóng thử nghiệm tên lửa đã hoàn thành tại bãi phóng vũ trụ Plesetsk.

Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Alexei Krivoruchko cho biết, tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat đầu tiên được sản xuất hàng loạt sẽ gia nhập lực lượng vũ trang Nga ngay trong năm 2021, trở thành một trụ cột mới trong bộ ba vũ khí răn đe chiến lược (tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất, gồm cả loại cơ động và phóng từ silo; tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm hạt nhân và tên lửa phóng từ máy bay ném bom chiến lược).

Tên lửa RS-28 Sarmat có tầm phóng xa tới 18.000km, đủ sức bắn tới mọi điểm trong lãnh thổ Mỹ.

Tên lửa RS-28 Sarmat có tầm phóng xa tới 18.000km, đủ sức bắn tới mọi điểm trong lãnh thổ Mỹ.

Thông điệp gửi Mỹ

Theo tờ báo Iran, tổng trọng lượng của tên lửa vào khoảng 200 tấn, phạm vi tấn công tối đa 18 nghìn km, có thể tấn công các mục tiêu cả qua Bắc Cực và qua Nam Cực.

Mục tiêu chính của loại ICBM mới là vượt qua tất cả các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có, đồng thời tước bỏ khả năng răn đe hạt nhân của đối thủ. Do đó, nó được lắp hàng chục đầu đạn hạt nhân phân hướng, dẫn đường độc lập (MIRV), có khả năng vượt qua tất cả các hệ thống phòng thủ tên lửa, tấn công đồng loạt hàng loạt mục tiêu ở Hoa Kỳ.

Tác giả bài báo lưu ý, loại vũ khí như vậy chỉ cần thiết để sử dụng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân thực sự hủy diệt tất cả, vì vậy nó mang ý nghĩa chiến lược chứ không phải chiến thuật, tức là mang tính chất răn đe là chính chứ không mang mục đích sử dụng.

“Khó có thể coi việc tuyên bố về các vụ thử tên lửa xuyên lục địa Sarmat và việc lên nắm quyền của chính quyền mới ở Washington là một sự tình cờ” - bài báo viết và nhấn mạnh rằng, Nga hy vọng tân Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ linh động hơn trong việc ký kết các thỏa thuận mới về vũ khí.

Đồng thời, bài báo nói rõ, Nga đang nghiên cứu một loạt các loại vũ khí khác, bao gồm phương tiện di chuyển dưới nước không người lái Poseidon (ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân), tên lửa siêu thanh Avangard, tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal, tên lửa hành trình động cơ hạt nhân Burevestnik (mang đầu đạn hạt nhân)…

Ngoài ra, còn hàng loạt loại vũ khí tiên tiến khác như tổ hợp laser bí mật Peresvet.

Theo Toàn Thắng/Đất Việt

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/iran-nga-gui-my-thong-diep-tu-dia-nguc/20210114085957556