Israel khiến phương Tây không thể thay thế dầu của Nga bằng nguồn cung từ Iran?

Iran được dự báo sẽ không thể trở thành nhà cung cấp mới cho Mỹ và châu Âu trong vai trò thay thế dầu của Nga.

Mỹ và Liên minh châu Âu khó có thể vượt qua sự phụ thuộc vào dầu của Nga nhờ Iran bởi có sự cản trở từ Israel. Nhà Đông phương học Boris Dolgov đã tuyên bố điều này với tờ PolitRussia.

Mỹ và Liên minh châu Âu khó có thể vượt qua sự phụ thuộc vào dầu của Nga nhờ Iran bởi có sự cản trở từ Israel. Nhà Đông phương học Boris Dolgov đã tuyên bố điều này với tờ PolitRussia.

Tổng Thư ký Cơ quan Hành động Đối ngoại EU và Điều phối viên Châu Âu của các cuộc đàm phán JCPOA - ông Enrique Mora sẽ thăm Iran và hội đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Ali Bagheri Kani.

Tổng Thư ký Cơ quan Hành động Đối ngoại EU và Điều phối viên Châu Âu của các cuộc đàm phán JCPOA - ông Enrique Mora sẽ thăm Iran và hội đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Ali Bagheri Kani.

Cuộc đối thoại sẽ diễn ra tại Tehran và được dành cho việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran. Theo đại diện EU, các bên đang nỗ lực để khắc phục những lỗ hổng mới nhất trong cuộc đàm phán Vienna về Kế hoạch Hành động Toàn diện chung.

Cuộc đối thoại sẽ diễn ra tại Tehran và được dành cho việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran. Theo đại diện EU, các bên đang nỗ lực để khắc phục những lỗ hổng mới nhất trong cuộc đàm phán Vienna về Kế hoạch Hành động Toàn diện chung.

Điều đáng chú ý là vấn đề nối lại thỏa thuận hạt nhân Iran gần đây đã trở nên phổ biến bất thường, giới phân tích cho rằng có liên quan tới những gì diễn ra tại Ukraine.

Điều đáng chú ý là vấn đề nối lại thỏa thuận hạt nhân Iran gần đây đã trở nên phổ biến bất thường, giới phân tích cho rằng có liên quan tới những gì diễn ra tại Ukraine.

Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết, việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran trong khuôn khổ Kế hoạch Hành động Toàn diện chung đã gần hoàn tất, nhưng vẫn phụ thuộc vào Nga và Iran, hai quốc gia phải đưa ra quyết định cần thiết cho việc này.

Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết, việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran trong khuôn khổ Kế hoạch Hành động Toàn diện chung đã gần hoàn tất, nhưng vẫn phụ thuộc vào Nga và Iran, hai quốc gia phải đưa ra quyết định cần thiết cho việc này.

Trước diễn biến trên, ông Boris Dolgov - nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Ả Rập và Hồi giáo thuộc Viện Nghiên cứu Phương Đông - Viện Hàn lâm Khoa học Nga trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ PolitRussia đã đưa ra một số nhận xét đáng chú ý.

Trước diễn biến trên, ông Boris Dolgov - nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Ả Rập và Hồi giáo thuộc Viện Nghiên cứu Phương Đông - Viện Hàn lâm Khoa học Nga trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ PolitRussia đã đưa ra một số nhận xét đáng chú ý.

Theo ông Dolgov, sự khuấy động như vậy chỉ xuất hiện sau khi Nga công nhận sự độc lập của hai nước cộng hòa tự xưng vùng Donbass và phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine.

Theo ông Dolgov, sự khuấy động như vậy chỉ xuất hiện sau khi Nga công nhận sự độc lập của hai nước cộng hòa tự xưng vùng Donbass và phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine.

“Hồ sơ về Iran từ lâu đã là một vấn đề địa chính trị, và giờ đây, liên quan đến sự kiện ở Ukraine và cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa phương Tây và Nga, có ý kiến cho rằng Tehran sẽ tận dụng tình hình này để đạt được sự cải thiện trong ngoại giao”, chuyên gia giải thích.

“Hồ sơ về Iran từ lâu đã là một vấn đề địa chính trị, và giờ đây, liên quan đến sự kiện ở Ukraine và cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa phương Tây và Nga, có ý kiến cho rằng Tehran sẽ tận dụng tình hình này để đạt được sự cải thiện trong ngoại giao”, chuyên gia giải thích.

Như đã biết, phản ứng trước hành động của Nga ở Ukraine là các lệnh trừng phạt toàn cầu của phương Tây, tấn công Moskva trên nhiều mặt trận cùng lúc. Thậm chí hai tuần trước, Mỹ đã từ chối nhập khẩu dầu của Nga.

Như đã biết, phản ứng trước hành động của Nga ở Ukraine là các lệnh trừng phạt toàn cầu của phương Tây, tấn công Moskva trên nhiều mặt trận cùng lúc. Thậm chí hai tuần trước, Mỹ đã từ chối nhập khẩu dầu của Nga.

Các biện pháp tương tự cũng được thực hiện bởi những công ty lớn như Shell và British Petroleum. Tuy nhiên gần như ngay lập tức, những hạn chế này - như thường xảy ra với các biện pháp trừng phạt, đã ảnh hưởng đến chính phương Tây.

Các biện pháp tương tự cũng được thực hiện bởi những công ty lớn như Shell và British Petroleum. Tuy nhiên gần như ngay lập tức, những hạn chế này - như thường xảy ra với các biện pháp trừng phạt, đã ảnh hưởng đến chính phương Tây.

Đặc biệt, việc từ chối dầu của Nga ngay lập tức gây ra tình trạng thiếu hụt ở Mỹ và các nước châu Âu, phương Tây hiện nay đang buộc phải sớm tìm ra giải pháp thay thế cho nguồn cung từ Liên bang Nga.

Đặc biệt, việc từ chối dầu của Nga ngay lập tức gây ra tình trạng thiếu hụt ở Mỹ và các nước châu Âu, phương Tây hiện nay đang buộc phải sớm tìm ra giải pháp thay thế cho nguồn cung từ Liên bang Nga.

Tuy nhiên không có nhiều nhà cung cấp như vậy trên thế giới, và một trong những ứng viên có thể là Iran, quốc gia hiện không thể xuất khẩu dầu của mình do các lệnh trừng phạt được áp đặt liên quan đến thỏa thuận hạt nhân.

Tuy nhiên không có nhiều nhà cung cấp như vậy trên thế giới, và một trong những ứng viên có thể là Iran, quốc gia hiện không thể xuất khẩu dầu của mình do các lệnh trừng phạt được áp đặt liên quan đến thỏa thuận hạt nhân.

“Chắc chắn đối với châu Âu, việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt lên Iran sẽ là một bước đi cần thiết để khôi phục quan hệ kinh tế với Tehran, vốn đã từng rất phát triển".

“Chắc chắn đối với châu Âu, việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt lên Iran sẽ là một bước đi cần thiết để khôi phục quan hệ kinh tế với Tehran, vốn đã từng rất phát triển".

"Và điều này, tất nhiên, sẽ cho phép châu Âu và cả Mỹ bắt đầu mua dầu của Iran, có được một sự thay thế tốt cho nguồn cung từ Nga. Có lẽ Iran cũng rất thích điều này”, ông Dolgov giải thích.

"Và điều này, tất nhiên, sẽ cho phép châu Âu và cả Mỹ bắt đầu mua dầu của Iran, có được một sự thay thế tốt cho nguồn cung từ Nga. Có lẽ Iran cũng rất thích điều này”, ông Dolgov giải thích.

Có vẻ như việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran sẽ giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt dầu mỏ đối với phương Tây, do đó sự phấn khích xung quanh Tehran là điều khá dễ hiểu. Tuy nhiên vị chuyên gia chắc chắn rằng cuộc đàm phán sắp tới rất có thể sẽ kết thúc trong thất bại.

Có vẻ như việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran sẽ giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt dầu mỏ đối với phương Tây, do đó sự phấn khích xung quanh Tehran là điều khá dễ hiểu. Tuy nhiên vị chuyên gia chắc chắn rằng cuộc đàm phán sắp tới rất có thể sẽ kết thúc trong thất bại.

“Ở đây chúng ta phải nói rằng bản thân hồ sơ hạt nhân Iran, trước hết là một cuộc đối đầu với đồng minh chiến lược của Mỹ - chính là Israel và Washington ủng hộ Tel Aviv trong cuộc đối đầu này trên hầu hết các lĩnh vực".

“Ở đây chúng ta phải nói rằng bản thân hồ sơ hạt nhân Iran, trước hết là một cuộc đối đầu với đồng minh chiến lược của Mỹ - chính là Israel và Washington ủng hộ Tel Aviv trong cuộc đối đầu này trên hầu hết các lĩnh vực".

"Tel Aviv phản đối giải pháp của vấn đề này theo bất kỳ cách thức nào, và thậm chí còn hơn thế nữa trong vấn đề dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Tehran".

"Tel Aviv phản đối giải pháp của vấn đề này theo bất kỳ cách thức nào, và thậm chí còn hơn thế nữa trong vấn đề dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Tehran".

"Vì vậy, nếu bất kỳ tiến bộ nào trong vấn đề này có thể xảy ra thì nó rất không đáng kể. Israel sẽ không để Mỹ và châu Âu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt lên Iran, giúp nước này thay thế nguồn cung dầu của Nga”, chuyên gia Dolgov kết luận.

"Vì vậy, nếu bất kỳ tiến bộ nào trong vấn đề này có thể xảy ra thì nó rất không đáng kể. Israel sẽ không để Mỹ và châu Âu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt lên Iran, giúp nước này thay thế nguồn cung dầu của Nga”, chuyên gia Dolgov kết luận.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/israel-khien-phuong-tay-khong-the-thay-the-dau-cua-nga-bang-nguon-cung-tu-iran-post499717.antd