Israel sử dụng 'tiếng nổ siêu thanh' gieo rắc nỗi sợ hãi ở Lebanon

Israel đã sử dụng tiếng nổ siêu thanh trong các hoạt động quân sự gần đây như một phần của chiến tranh tâm lý chống lại Lebanon. Những tiếng nổ phát ra gây tiếng động lớn, làm rung cửa sổ và gây hoảng loạn cho người dân.

Ngày 7/10/2023 đánh dấu sự gia tăng căng thẳng giữa Israel và các nhóm vũ trang Lebanon, đặc biệt là Hezbollah. Israel mới đây đã thực hiện một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào thành phố ven biển Sidon, hạ sát viên chức Hamas Samer al-Hajj. Ảnh: Một máy bay phản lực chiến đấu của Israel bay gần biên giới với Lebanon vào ngày 29/2/2024 ở miền bắc Israel/ Getty Images.

Ngày 7/10/2023 đánh dấu sự gia tăng căng thẳng giữa Israel và các nhóm vũ trang Lebanon, đặc biệt là Hezbollah. Israel mới đây đã thực hiện một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào thành phố ven biển Sidon, hạ sát viên chức Hamas Samer al-Hajj. Ảnh: Một máy bay phản lực chiến đấu của Israel bay gần biên giới với Lebanon vào ngày 29/2/2024 ở miền bắc Israel/ Getty Images.

Ngoài các cuộc tấn công vũ trang, Israel còn sử dụng tiếng nổ siêu thanh được phát ra từ các máy bay phản lực như một phương tiện trong chiến lược gây áp lực tâm lý với người dân Lebanon. Ảnh: Thiệt hại sau khi các nguồn tin an ninh cho biết là một cuộc tấn công vào vùng ngoại ô phía Nam Beirut, nơi có Hezbollah/ Reuters.

Ngoài các cuộc tấn công vũ trang, Israel còn sử dụng tiếng nổ siêu thanh được phát ra từ các máy bay phản lực như một phương tiện trong chiến lược gây áp lực tâm lý với người dân Lebanon. Ảnh: Thiệt hại sau khi các nguồn tin an ninh cho biết là một cuộc tấn công vào vùng ngoại ô phía Nam Beirut, nơi có Hezbollah/ Reuters.

Tiếng nổ siêu thanh vang lên trên bầu trời Beirut vào ngày 6/8 vừa qua là những tiếng nổ lớn nhất mà thành phố này từng chứng kiến. Theo Al Jazeera, một số cư dân cho biết âm thanh này đã làm sống dậy ký ức về vụ nổ tại cảng Beirut vào ngày 4/8/2020, khi một kho dự trữ amoni nitrat dễ cháy phát nổ, tàn phá nhiều khu vực của thành phố, làm hơn 200 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương. Ảnh: Thiệt hại sau vụ nổ ở Beirut năm 2020/ Mehr News Agency.

Tiếng nổ siêu thanh vang lên trên bầu trời Beirut vào ngày 6/8 vừa qua là những tiếng nổ lớn nhất mà thành phố này từng chứng kiến. Theo Al Jazeera, một số cư dân cho biết âm thanh này đã làm sống dậy ký ức về vụ nổ tại cảng Beirut vào ngày 4/8/2020, khi một kho dự trữ amoni nitrat dễ cháy phát nổ, tàn phá nhiều khu vực của thành phố, làm hơn 200 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương. Ảnh: Thiệt hại sau vụ nổ ở Beirut năm 2020/ Mehr News Agency.

Sự gia tăng của các tiếng nổ siêu thanh từ tháng 10 năm ngoái đến nay phản ánh sự leo thang trong xung đột giữa Israel và Hezbollah. Tháng trước, căng thẳng giữa hai bên leo thang sau khi Israel ám sát chỉ huy cấp cao của Hezbollah, Fuad Shukr, và nhà lãnh đạo chính trị của Hamas, Ismail Haniyeh, tại Tehran. Ảnh: Người dân tụ tập gần một địa điểm bị hư hại sau những gì các nguồn tin an ninh cho biết là một cuộc tấn công vào vùng ngoại ô phía nam Beirut, Lebanon ngày 30/7/2024/ Reuters.

Sự gia tăng của các tiếng nổ siêu thanh từ tháng 10 năm ngoái đến nay phản ánh sự leo thang trong xung đột giữa Israel và Hezbollah. Tháng trước, căng thẳng giữa hai bên leo thang sau khi Israel ám sát chỉ huy cấp cao của Hezbollah, Fuad Shukr, và nhà lãnh đạo chính trị của Hamas, Ismail Haniyeh, tại Tehran. Ảnh: Người dân tụ tập gần một địa điểm bị hư hại sau những gì các nguồn tin an ninh cho biết là một cuộc tấn công vào vùng ngoại ô phía nam Beirut, Lebanon ngày 30/7/2024/ Reuters.

Lawrence Abu Hamdan, một chuyên gia về âm thanh và sáng lập viên của Earshot - một tổ chức phi lợi nhuận tiến hành phân tích âm thanh để theo dõi các vụ vi phạm nhân quyền và bạo lực nhà nước, cho rằng việc sử dụng tiếng nổ siêu thanh là một phần trong chiến lược chiến tranh tâm lý của Israel. Ảnh: Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 bay cùng một chiếc F-16 của Không quân Israel/ Lực lượng phòng vệ Israel.

Lawrence Abu Hamdan, một chuyên gia về âm thanh và sáng lập viên của Earshot - một tổ chức phi lợi nhuận tiến hành phân tích âm thanh để theo dõi các vụ vi phạm nhân quyền và bạo lực nhà nước, cho rằng việc sử dụng tiếng nổ siêu thanh là một phần trong chiến lược chiến tranh tâm lý của Israel. Ảnh: Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 bay cùng một chiếc F-16 của Không quân Israel/ Lực lượng phòng vệ Israel.

Al Jazeera dẫn lời chuyên gia này cho biết, kể từ cuộc chiến Hezbollah-Israel năm 2006 kéo dài 34 ngày, Israel đã vi phạm không phận Lebanon hơn 22.000 lần, thường xuyên gây ra tiếng ồn để đe dọa dân thường. Ảnh: Máy bay F-16I Sufa của Không quân Israel đã thực hiện nhiều cuộc không kích trong Chiến tranh Lebanon lần thứ hai/ Wikipedia.

Al Jazeera dẫn lời chuyên gia này cho biết, kể từ cuộc chiến Hezbollah-Israel năm 2006 kéo dài 34 ngày, Israel đã vi phạm không phận Lebanon hơn 22.000 lần, thường xuyên gây ra tiếng ồn để đe dọa dân thường. Ảnh: Máy bay F-16I Sufa của Không quân Israel đã thực hiện nhiều cuộc không kích trong Chiến tranh Lebanon lần thứ hai/ Wikipedia.

Abu Hamdan cho rằng tiếng nổ siêu thanh hiện nay là một "lời nhắc nhở bằng âm thanh" rằng Israel có thể biến Lebanon thành Gaza bất cứ lúc nào. Chuyên gia này lo ngại rằng tiếng nổ siêu thanh không chỉ gây sợ hãi mà còn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe lâu dài như tăng nguy cơ đột quỵ và cạn kiệt chất canxi trong tim. Ảnh: F-35I Adir trong cuộc tấn công vào các cơ sở quân sự của Iran tại Syria trong các cuộc đụng độ năm 2018/ Wikipedia.

Abu Hamdan cho rằng tiếng nổ siêu thanh hiện nay là một "lời nhắc nhở bằng âm thanh" rằng Israel có thể biến Lebanon thành Gaza bất cứ lúc nào. Chuyên gia này lo ngại rằng tiếng nổ siêu thanh không chỉ gây sợ hãi mà còn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe lâu dài như tăng nguy cơ đột quỵ và cạn kiệt chất canxi trong tim. Ảnh: F-35I Adir trong cuộc tấn công vào các cơ sở quân sự của Iran tại Syria trong các cuộc đụng độ năm 2018/ Wikipedia.

“Một khi bạn đã tiếp xúc với những âm thanh gây sợ hãi, bất kể là nhỏ hay lớn, nó sẽ luôn tạo ra phản ứng căng thẳng tương tự trong tâm lý cá nhân”, Abu Hamdan giải thích. Ảnh: Khói bốc lên từ hiện trường vụ không kích của Israel vào ngôi làng Khiam, miền nam Lebanon/ AFP).

“Một khi bạn đã tiếp xúc với những âm thanh gây sợ hãi, bất kể là nhỏ hay lớn, nó sẽ luôn tạo ra phản ứng căng thẳng tương tự trong tâm lý cá nhân”, Abu Hamdan giải thích. Ảnh: Khói bốc lên từ hiện trường vụ không kích của Israel vào ngôi làng Khiam, miền nam Lebanon/ AFP).

Ramzi Kaiss, một nhà nghiên cứu Lebanon của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết: "Chúng tôi lo ngại về việc máy bay Israel sử dụng tiếng nổ siêu thanh trên bầu trời Lebanon, gây ra nỗi sợ hãi lớn trong dân thường… Các bên trong xung đột vũ trang không nên sử dụng các phương pháp đe dọa dân thường". Ảnh: Phi đội 69 F-15I Ra'ams tại Red Flag 04-3.

Ramzi Kaiss, một nhà nghiên cứu Lebanon của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết: "Chúng tôi lo ngại về việc máy bay Israel sử dụng tiếng nổ siêu thanh trên bầu trời Lebanon, gây ra nỗi sợ hãi lớn trong dân thường… Các bên trong xung đột vũ trang không nên sử dụng các phương pháp đe dọa dân thường". Ảnh: Phi đội 69 F-15I Ra'ams tại Red Flag 04-3.

Trong chiến tranh hiện đại, tiếng nổ siêu thanh (sonic boom) thường được sử dụng như một công cụ chiến tranh tâm lý. Khi máy bay chiến đấu hoặc tên lửa vượt qua tốc độ âm thanh, chúng tạo ra một tiếng nổ lớn có thể gây hoảng loạn và sợ hãi cho đối phương. Ảnh: Máy bay chiến đấu của Israel thực hiện cuộc không kích vào Rafah./ X - Twitter.

Trong chiến tranh hiện đại, tiếng nổ siêu thanh (sonic boom) thường được sử dụng như một công cụ chiến tranh tâm lý. Khi máy bay chiến đấu hoặc tên lửa vượt qua tốc độ âm thanh, chúng tạo ra một tiếng nổ lớn có thể gây hoảng loạn và sợ hãi cho đối phương. Ảnh: Máy bay chiến đấu của Israel thực hiện cuộc không kích vào Rafah./ X - Twitter.

Dương Ngân (Theo Al Jazeera)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/israel-su-dung-tieng-no-sieu-thanh-gieo-rac-noi-so-hai-o-lebanon-2020229.html