Italia kiểm soát dịch bệnh Covid-19 giảm bớt tử vong bằng cách nào?
Theo Cục Bảo vệ dân sự Italia, số ca nhiễm Covid-19 tại đất nước này có xu hướng giảm dần kể từ ngày 8-3-2020. Tính tới thời điểm hiện tại, người ta cũng ghi nhận số ca bệnh mới không còn tăng mạnh như trước cả về người nhiễm lẫn người tử vong mỗi ngày.
Vẫn cần thêm nhiều thời gian
Italia là quốc gia Châu Âu đầu tiên bùng phát dịch Covid-19 từ hồi tháng 2-2020. Tính đến thời điểm hiện tại, số ca nhiễm bệnh trên toàn cầu đã vượt mốc 1 triệu trường hợp. Trong đó, Italia vẫn đang chịu những hậu quả vô cùng nghiêm trọng của đại dịch này với số ca bệnh đứng thứ hai (hơn 115.000 người) và số ca tử vong đứng đầu thế giới (hơn 13.000 trường hợp).
Bắt đầu từ 9-3, hơn 60 triệu người dân nước này cũng đã được lệnh ở yên trong nhà do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Ông Lorenzo Casani - Giám đốc Trung tâm y tế người cao tuổi ở Lombardy (phía Bắc Italia) chia sẻ: “Chúng tôi đã tạm thời khống chế được dịch bệnh và đã thấy ánh sáng hy vọng cho tương lai. Tuy nhiên, để dập tắt hoàn toàn dịch Covid-19 thì còn phải tốn nhiều thời gian nữa”.
Ông Nino Cartabellotta - Chủ tịch GIMBE Foundation (một tổ chức đào tạo và nghiên cứu chăm sóc sức khỏe của Italia) cho biết: “Những gì Italia cần kiểm soát chính là tỷ lệ tăng của số ca nhiễm mỗi ngày. Chỉ khi nào con số được khống chế ở mức 0% thì Italy sẽ không có thêm ca bệnh mới”. Các nhà khoa học đã chỉ ra thời điểm dịch bệnh gia tăng nhanh nhất tại Italia là vào cuối tháng 2, đầu tháng 3.
Các chuyên gia cũng khẳng định, dù Italia đã tạm thời kiểm soát được sự gia tăng và mức độ nguy hiểm của Covid-19, nhưng vẫn còn quá sớm để tính đến chuyện mở cửa lại đất nước. Bởi đây là thời điểm quyết định giúp Italia khống chế hoàn toàn SARS-CoV-2 và cũng là cách duy nhất để giảm thiểu thảm họa. Có thể thấy, tính đến thời điểm này, chính phủ và nền y tế Italia đã thật sự nhận thức được mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và có các biện pháp quyết liệt, triệt để.
Từ ngày 6 đến 7-3, tỷ lệ ca nhiễm Covid-19 mới tăng khoảng 26,9%. Từ 16 đến 17-3, tỷ lệ số ca nhiễm mới giảm còn 12,6%. Trong 24h từ ngày 31-3 đến 1-4, tỷ lệ này chỉ có khoảng 4,5%. Đây là kết quả của việc phong tỏa toàn quốc được tiến hành từ ngày 9-3. Tuy nhiên, ông Casani nhấn mạnh, đó mới chỉ là những thành công bước đầu, hệ thống y tế Italia vẫn chưa thể ăn mừng bởi vẫn còn nhiều người chưa được xét nghiệm. Đó là những người chưa có biểu hiện bệnh hoặc mới chỉ có các triệu chứng nhẹ.
Ông Massimo Galli - Trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Sacco (Milan, Italia) cho biết, khả năng cao là còn nhiều người nhiễm bệnh với các biểu hiện nhẹ mà không được phát hiện. Điều này khiến ngành y tế vẫn phải lo lắng khi không biết liệu số ca nhiễm mới có thật sự giảm như những tỷ lệ họ ghi nhận hay không.
Ngoài ra, ông Galli còn chia sẻ, việc không xét nghiệm toàn bộ người dân khiến ngành y tế Italia gặp nhiều khó khăn trong dự đoán tiến trình phát triển của dịch và đỉnh dịch. Song, cũng cần nhấn mạnh, đây là tình trạng chung của các quốc gia châu Âu vốn chỉ tập trung điều trị và xét nghiệm những ca bệnh nặng, đồng thời yêu cầu những người còn lại tự cách ly ở nhà và tuân thủ quy định giãn cách xã hội. Ông Galli cũng nhấn mạnh, số ca nhiễm mới giảm xuống đã mở ra nhiều hy vọng và điều quan trọng nhất là nó giúp các bệnh viện giảm tải bớt áp lực.
Nhận thức được vấn đề này, chính phủ Italia dự kiến sẽ duy trì lệnh phong tỏa đến ngày 13-4. Thủ tướng Italy Giuseppe Conte phát biểu hôm 1-4 cho hay: “Chúng tôi chưa có kế hoạch nới lỏng các lệnh phong tỏa này”. Các chuyên gia cũng khẳng định, dù Italia đã tạm thời kiểm soát được sự gia tăng và mức độ nguy hiểm của Covid-19, nhưng vẫn còn quá sớm để tính đến chuyện mở cửa lại đất nước. Bởi đây là thời điểm quyết định giúp Italia khống chế hoàn toàn SARS-CoV-2 và cũng là cách duy nhất để giảm thiểu thảm họa. Có thể thấy, tính đến thời điểm này, chính phủ và nền y tế Italia đã thật sự nhận thức được mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và có các biện pháp quyết liệt, triệt để.
Bài học nhãn tiền
Các chuyên gia nhận định, thế giới có thể học được nhiều thứ từ cả những sai lầm và thành công của Italia. Bài học từ đại dịch Covid-19 của đất nước này đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát hiện và hành động sớm từ khi dịch bệnh có những biểu hiện lây lan ban đầu. Cụ thể, ca nhiễm bệnh đầu tiên tại Italia (không phải người đến từ vùng dịch) được phát hiện ngày 20-2 tại Lombardy. Song nhiều chuyên gia y tế thừa nhận, có khả năng dịch bệnh đã lây lan từ trước mà không ai biết.
Bởi thời điểm đó, nhiều người dân tại Lombardy có biểu hiện viêm phổi lạ nhưng lại được chữa trị theo các biện pháp thông thường dành cho bệnh cúm mùa. Thậm chí, ngay cả dịch bệnh được phát hiện, chính phủ cũng đã chậm chân hơn SARS-CoV-2 khi họ còn chần chừ không muốn đóng cửa đất nước do lo ngại ảnh hưởng tới nền kinh tế. Những kinh nghiệm này đã trở thành bài học đắt giá cho các quốc gia về việc phải nhanh chóng xử lý và kiểm soát dịch bệnh.
Điều quan trọng nhất, thế giới đã có cái nhìn khác về đại dịch Covid-19. Hồi giữa tháng 2, nhiều nơi trên thế giới còn buông lỏng cảnh giác với virus thì đến nay, hàng loạt các quốc gia đã có cái nhìn nghiêm túc hơn. Đặc biệt là sau những ảnh hưởng nghiêm trọng mà Covid-19 gây nên tại Italia và Mỹ. Bên cạnh đó, phải ghi nhận những thành tựu mà Italia đã đạt được trong công tác kiểm soát, khống chế dịch bệnh. Giới chức Italy cũng đã có những bước đi nhanh chóng để khống chế dịch dù thời điểm phát hiện bệnh có chậm hơn, đặc biệt là khi đưa ra biện pháp đóng cửa triệt để toàn quốc.
Ngày 8-3, chính phủ Italia chỉ mới quyết định phong tỏa các thành phố Milan, Venice… những nơi ghi nhận số ca bệnh tăng cao nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế. Song, chỉ ngay sau đó, Italy đã mạnh tay phong tỏa đất nước bao gồm đóng cửa các ngành nghề không thiết yếu, hạn chế tối đa nhu cầu đi lại, di chuyển của người dân. Quyết định này đã biến Italia từ một quốc gia tấp nập trở nên vắng vẻ, yên ắng lạ thường.
Biện pháp trên đã đem lại nhiều kết quả tích cực cho công tác phòng dịch, giúp giảm tỷ lệ các ca bệnh nặng cần điều trị, trì hoãn thời điểm đỉnh dịch, tạo điều kiện cho nền y tế chuẩn bị và đối đầu với dịch bệnh. Italia thiết lập một chính sách truy tìm, điều tra và mở rộng các biện pháp chăm sóc người bệnh. So với các quốc gia châu Âu khác, đất nước này đã chủ động hơn trong việc tiến hành các xét nghiệm để phát hiện kịp thời những trường hợp cần điều trị.
Ngoài ra, các chuyên gia y tế Italia đã nhận ra tầm quan trọng của việc can thiệp điều trị bệnh ngay từ những giai đoạn phát triển đầu tiên, khi bệnh nhân có các biểu hiện như cúm. Ông Casani nhận định, để tránh được những thiệt hại lớn, các quốc gia cần có biện pháp điều trị kịp thời trước khi bệnh phát triển qua các giai đoạn nghiêm trọng hơn, gây tổn hại lớn hơn lên sức khỏe bệnh nhân. Phát hiện này đã góp phần giúp Italia giảm bớt số ca tử vong trong những ngày gần đây.
Dù tình hình tại Italia vẫn còn phức tạp, song không thể phủ nhận những thay đổi mới trong chính sách và cách nhìn nhận của chính phủ nước này để đại dịch Covid-19 từng bước được ngăn chặn.
Từ ngày 6 đến 7-3, tỷ lệ ca nhiễm Covid-19 mới tăng khoảng 26,9%. Từ 16 đến 17-3, tỷ lệ số ca nhiễm mới giảm còn 12,6%. Trong 24h từ ngày 31-3 đến 1-4, tỷ lệ này chỉ có khoảng 4,5%. Đây là kết quả của việc phong tỏa toàn quốc được tiến hành từ ngày 9-3. Tuy nhiên đó mới chỉ là những thành công bước đầu, hệ thống y tế Italia vẫn chưa thể ăn mừng bởi vẫn còn nhiều người chưa được xét nghiệm. Đó là những người chưa có biểu hiện bệnh hoặc mới chỉ có các triệu chứng nhẹ.
Ông Massimo Galli - Trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Sacco (Milan, Italia)