JF: Quân đội Nga 'mắc cạn' ở Ukraine, lựa chọn khó khăn sắp đến vào tháng 5- TT Putin sẽ làm gì?
Theo JF, vấn đề khiến Tổng thống Putin rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan là thực tế tổn thất quân nhân và vũ khí khí tài khi cuộc chiến bước vào giai đoạn tiêu hao kéo dài.
Theo tổ chức tư vấn Jamestown Foundation (JF), phía Nga có thể đã có những tính toán bị sai khiến họ bị "mắc cạn" trong những ngày đầu của cuộc chiến ở Ukraine.
4 tuần sau chiến dịch quân sự lớn nhất mà Nga tham gia kể từ năm 1979, Tổng thống Vladimir Putin đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan về nhân lực và những tổn thất về vũ khí và thiết bị quân sự ở Ukraine.
Nga có một câu châm ngôn quân sự nổi tiếng: "zhelezo ne voiuet" (Sắt tự nó không thể chiến đấu), và những thành công đạt được của Lực lượng vũ trang Ukraine khi đối mặt với một lực lượng Nga lớn mạnh hơn rất nhiều là minh chứng cho ý nghĩa của nó.
Tiến hay lùi?
Vấn đề khiến Tổng thống Putin rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan là thực tế tổn thất quân nhân và vũ khí khí tài khi cuộc chiến bước vào giai đoạn tiêu hao kéo dài.
Ông chủ Điện Kremlin rõ ràng đang đứng giữa hai lựa chọn: hoặc sẽ tìm kiếm hòa bình trên bàn đàm phán - dù chỉ là tạm thời - hoặc chọn leo thang chiến tranh.
Theo nhận định của trang JF, các lực lượng vũ trang của Nga đã có những sai lầm trong tính toán chính trị-quân sự khiến họ bị "mắc cạn" trong những ngày đầu của cuộc chiến, vốn dẫn đến tình hình như hiện nay.
Chiến lược chuẩn bị cho chiến tranh đã mắc sai lầm do Nga đã đánh giá thấp năng lực quân sự và mức độ sẵn sàng phản kháng của các lực lượng Ukraine, cũng như những cuộc phục kích của phía Kiev.
Thất bại của Nga là do những sai lầm ban đầu, việc thiếu năng lực áp dụng công nghệ cao trong giai đoạn đầu của chiến sự, không mạnh mẽ quyết tâm trong chiến lược làm suy giảm hệ thống phòng không hoặc phá vỡ trung tâm chỉ huy và kiểm soát của đối thủ.
Và quan trọng hơn nữa là tính toán sai lầm trong vấn đề hậu cần.
Do đó, Moscow đã phải dùng đến các cuộc oanh tạc liên tiếp, đặc biệt là nhằm vào thành phố Mariupol chiến lược.
Từ Chechnya, Syria cho đến Ukraine
Nếu những "chiến thuật" như vậy có vẻ gợi nhớ đến các cuộc xung đột của Nga ở Chechnya hoặc Syria thì cũng không phải ngẫu nhiên: hầu hết các sĩ quan chỉ huy cấp cao, bao gồm cả những người ở cấp Bộ Tư lệnh tác chiến thống nhất (OSK) đều có kinh nghiệm chiến đấu từ các cuộc chiến này.
Nga có lực lượng kế cận đáng tin cậy nào không? Muốn trả lời được câu hỏi này cần, việc đầu tiên cần hiểu được quy mô cam kết hiện tại của nước này.
Thứ hai là việc duy trì nhân lực cần thiết để luân chuyển các đơn vị trên thực địa và bổ sung nhân lực bị tổn thất có thể gặp nhiều khó khăn do đợt nhập ngũ mới sắp diễn ra vào mùa xuân.
Cuối cùng, tổn thất phần cứng của Nga và mức độ tổn thất có khả năng xảy ra trong những tuần tới trong thời kỳ xung đột này đặt ra câu hỏi về việc Moscow có thể nhìn thấy cơ hội kết thúc chiến tranh bằng vũ lực trong bao lâu (có thể là yêu cầu leo thang mạnh mẽ hơn nữa) hoặc ký kết một thỏa thuận hòa bình.
Báo cáo của Ukraine và phương Tây về quân đội Nga cho rằng, vấn đề của Moscow nằm ở các nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn (BTG) là đơn vị chiến đấu chính của quân đội nước này.
Nhưng theo các chuyên gia nhận định này là không chính xác, vì khái niệm về các BTG mới được hình thành trong những năm gần đây (có tổng số 168 BTG tính đến tháng 8/2021). Và họ không phải được điều hành hoàn toàn bởi kontraktniki (lính nghĩa vụ).
Đây là sự khác biệt thực tế giữa BTG và các tiểu đoàn có các đơn vị trực thuộc trong Lực lượng Mặt đất, Lực lượng Dù (VDV) và Bộ binh Hải quân của Nga.
Các lính nghĩa vụ Nga phục vụ trong một số tiểu đoàn chiến đấu ở Ukraine chứng minh rằng, không phải tất cả các đội hình này đều là BTG.
Các hoạt động trên bộ của Nga đang được thực hiện ở cấp lữ đoàn/trung đoàn. Hiện vẫn chưa rõ Nga có thể triển khai các lực lượng tiếp theo ở cấp độ nào. Một số đơn vị cỡ tiểu đoàn này không phải là BTG, cho thấy, các BTG bổ sung đang được giữ lại để có thể triển khai sau này.
Tuy nhiên, cùng với mức độ tổn thất cao và sự tham gia của lính nghĩa vụ trong lực lượng chiến đấu, một vấn đề quan trọng để Nga tiếp tục duy trì cuộc chiến là bản dự thảo mùa xuân dự kiến sẽ có trong ngày 1/4.
Nó sẽ có tác động đến những thách thức về nhân lực trong chiến đấu của Nga với việc có thể sẽ điều những tân binh mới đến các đơn vị đồn trú.
Những người lính nghĩa vụ tham chiến tại Ukraine sẽ bị buộc phải ký hợp đồng để tiếp tục ở lại chiến đấu.
Tỷ lệ lính nghĩa vụ (kontrakniki), nhu cầu luân chuyển và yêu cầu bổ sung tổn thất có thể lên đến đỉnh điểm khiến Moscow đưa ra những lựa chọn khó khăn vào khoảng đầu tháng 5.
Cuối cùng, mức độ tổn thất đối với khí tài quân sự cũng đặt ra những thách thức to lớn cho Moscow.
Hơn nữa, việc Nga đang giảm tần suất bắn tên lửa hành trình chính xác cao làm dấy lên đồn đoán về khả năng kho dự trữ cũng đang dần cạn kiệt.
Nga sẽ duy trì cuộc chiến trong bao lâu?
Theo JF, nói tóm lại, mức độ tổn thất hiện tại của quân đội Nga về trang bị và nhân lực đặt ra câu hỏi về việc Điện Kremlin dự tính sẽ duy trì cuộc chiến trong bao lâu.
Nếu phía Nga hạn chế các lựa chọn để triển khai lực lượng được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp hoặc giải quyết các vấn đề hậu cần và duy trì liên quan, thì có khả năng Tổng thống Putin sẽ phải lựa chọn tiếp tục tiến công mạnh mẽ hơn.
Hoặc ông chủ Điện Kremlin sẽ tìm một giải pháp lâu dài hơn nhằm tạo điều kiện cho các lực lượng không kích các cơ sở của Ukraine và áp dụng chiến thuật kiểu Chechnya/Syria.
Cả hai bên có thể sẽ chiến đấu cho đến khi cạn kiệt sức lực.
Các lệnh trừng phạt quốc tế và các biện pháp chelovecheskaya zatratnost (tổn thất con người) đối với lực lượng Nga dù không thể khiến ông Putin chùn bước nhưng cũng đang đẩy ông vào tình thế phải lựa chọn ngày càng khó khăn hơn trong những tuần tới khi buộc phải thích nghi với thực tế rằng: "Sắt không thể tự nó chiến đấu".
Và cuối cùng là câu hỏi về việc lực lượng Nga có thể duy trì một cuộc xung đột như vậy trong bao lâu.