Johnny Campbell - cổ vũ viên đầu tiên trong lịch sử
Vào những năm 1870, bóng đá bắt đầu được phát triển ở Mỹ, chủ yếu là trong giới sinh viên. Ngày càng có nhiều người muốn xem các trận đấu, vì thế các sân vận động được xây dựng để tổ chức các giải đấu.
Nguồn: Internet.
Tuy nhiên, điểm bất lợi là khán đài nằm xa sân đấu khiến bầu không khí có phần hơi trầm lắng, các đội bóng và cổ động viên cảm thấy không gắn kết. Để phần nào khắc phục tình trạng trên, ban tổ chức giải đấu quyết định xếp những người đặc biệt dọc theo mép sân nhằm kích hoạt đám đông cũng như giúp giữ không khí thêm sôi động trong suốt trận đấu. Trên thực tế, đây là sự khởi đầu của hoạt động cổ vũ.
Các khẩu hiệu cổ vũ xuất hiện đầu tiên tại các trường đại học Hoa Kỳ trong thập niên 1880, khi khán giả cùng hô vang để cổ động cho đội nhà trong những trận bóng. Khẩu hiệu đầu tiên được ghi âm là “Ray, Ray, Ray! TIGER, TIGER, SIS, SIS, SIS! BOOM, BOOM, BOOM! Aaaaah! PRINCETON, PRINCETON, PRINCETON!” tại Trường Đại học Princeton vào năm 1884.
Nguồn: Internet.
14 năm sau đó, năm 1898, một sinh viên y khoa của Trường Đại học Minnesota tên là Johnny Campbell đã tập hợp 5 người bạn khác lập nhóm hoạt náo viên đầu tiên. Campbell trở thành cổ vũ viên đầu tiên trong lịch sử khi anh chính thức đứng ra chỉ đạo đám đông cùng hô vang “Rah, Rah, Rah! Sku-u-mar, Hoo-Rah! Hoo-Rah! Varsity! Varsity! Varsity, Minn-e-So-Tah!”. Trong phần biểu diễn, anh là người đầu tiên thực hiện các hành động nhào lộn, nhảy qua đầu đồng đội. Nhiệm vụ của họ không chỉ là bắt nhịp hò hét trong trận mà còn khuấy động bầu không khí trước trận đấu. Nhóm Campbell đã trở nên nổi tiếng và các trận đấu của đội bóng bầu dục trường Minnesota luôn đông cổ động viên theo dõi. Bởi người hâm mộ không chỉ muốn được xem trận đấu bóng mà còn muốn xem những màn biểu diễn nhào lộn bắt mắt của các hoạt náo viên, được cổ vũ trong không khí phấn khích dưới sự chỉ đạo của những con người vui nhộn này. Sau nhóm của Campbell, nhiều nhóm hoạt náo viên được thành lập và phát triển khắp nước Mỹ.
Nguồn: Internet.
Kể từ đó, ngày 2/11/1989 được xem là ngày khai sinh của phong trào cổ vũ theo hệ thống. Trường Đại học Minnesota sau đó chính thức thành lập đội cổ vũ với 6 thành viên nam, với khẩu hiệu của Johnny Campbell vẫn được dùng cho đến tận ngày nay.
Nguồn: Internet.
Đến đầu thế kỷ 20, loại hình hoạt động cổ vũ này đã lan rộng đến các trường trung học, đến những năm 1950 thì phát triển toàn diện ở các trường tiểu học và trung học cơ sở. Các nhà giáo dục xác định lại nó để điều chỉnh hành vi của học sinh tốt hơn. Vào những năm 1920, phụ nữ bắt đầu tham gia đội cổ vũ, kết hợp thể dục nhịp điệu và các động tác khác để cổ vũ và hò hét, đồng thời cầm các đạo cụ để thêm không khí. Vào những năm 1950, các doanh nhân đã tạo ra một ngành công nghiệp cổ vũ mới. Trong quá trình này, họ đã quảng bá một sự kiện cổ vũ như vậy thành một sự kiện cạnh tranh.
Nguồn: Internet.
Ngày nay, khoảng 97% các cổ vũ viên (tên tiếng Anh là cheerleader - hoạt náo viên) trên thế giới là phái nữ, ngoại trừ trong trường đại học, nơi mà các đội cổ vũ vẫn có 50% là thành viên nam.
Nguồn: Internet.
Hiện tại, cổ vũ viên là một trong những hoạt động phổ biến nhất trên khắp Hoa Kỳ và trên thế giơi với hơn 3 triệu hoạt náo viên ở Hoa Kỳ tham gia vào các cuộc thi dành cho giới trẻ. Tất cả ngôi sao, cổ vũ trường học và STUNT cũng như hàng trăm nghìn người trên toàn thế giới. Với sự công nhận gần đây của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), không có dấu hiệu nào cho thấy tốc độ tăng trưởng và sự quan tâm đến cổ vũ đang chậm lại!.