Kế hoạch chế tạo siêu tàu ngầm của Liên Xô hoành tráng thế nào?

Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, các nhà khoa học Liên Xô lên kế hoạch chế tạo siêu tàu ngầm có hỏa lực mạnh gấp 10 tàu ngầm của Mỹ. Không những vậy, tàu ngầm này còn sử dụng công nghệ tối tân thu giữ của Đức.

Năm 1945, phát xít Đức bị quân Đồng minh đánh bại góp phần kết thúc Thế chiến 2. Sau khi chiến tranh đi đến hồi kết, Mỹ và Liên Xô đã thu giữa được một số công nghệ tối tân của quân đội Đức quốc xã. Theo đó, Liên Xô lên kế hoạch chế tạo siêu tàu ngầm có tích hợp một số công nghệ của Đức.

Năm 1945, phát xít Đức bị quân Đồng minh đánh bại góp phần kết thúc Thế chiến 2. Sau khi chiến tranh đi đến hồi kết, Mỹ và Liên Xô đã thu giữa được một số công nghệ tối tân của quân đội Đức quốc xã. Theo đó, Liên Xô lên kế hoạch chế tạo siêu tàu ngầm có tích hợp một số công nghệ của Đức.

Liên Xô đặt tên cho kế hoạch này là Dự án P-2 và triển khai vào năm 1949. Theo thiết kế, các kỹ sư thiết kế siêu tàu ngầm mới có chiều dài 112m, rộng 12,5m và có lượng giãn nước gần 5.360 tấn.

Liên Xô đặt tên cho kế hoạch này là Dự án P-2 và triển khai vào năm 1949. Theo thiết kế, các kỹ sư thiết kế siêu tàu ngầm mới có chiều dài 112m, rộng 12,5m và có lượng giãn nước gần 5.360 tấn.

Tàu ngầm được thiết kế có thể mang theo thủy thủ đoàn lên tới 100 người. Con tàu có thể lặn sâu 200m và tốc độ hành trình tối đa khi lặn lên là 31 km/h.

Tàu ngầm được thiết kế có thể mang theo thủy thủ đoàn lên tới 100 người. Con tàu có thể lặn sâu 200m và tốc độ hành trình tối đa khi lặn lên là 31 km/h.

Đặc biệt, tàu ngầm P-2 được trang bị hỏa lực mạnh tương đương 10 tàu ngầm của Mỹ khi ấy. Điều này được thể hiện qua việc các kỹ sư Liên Xô dự định lắp đặt 16 ống phóng ngư lôi ở 3 khoang trong tàu ngầm.

Đặc biệt, tàu ngầm P-2 được trang bị hỏa lực mạnh tương đương 10 tàu ngầm của Mỹ khi ấy. Điều này được thể hiện qua việc các kỹ sư Liên Xô dự định lắp đặt 16 ống phóng ngư lôi ở 3 khoang trong tàu ngầm.

12 tên lửa đạn đạo R-1 được sao chép từ mẫu V-2 (trong ảnh) của Đức hoặc 41 tên lửa hành trình 10X phát triển từ dòng V-1 dự tính được bố trí lên tàu ngầm P-2.

12 tên lửa đạn đạo R-1 được sao chép từ mẫu V-2 (trong ảnh) của Đức hoặc 41 tên lửa hành trình 10X phát triển từ dòng V-1 dự tính được bố trí lên tàu ngầm P-2.

Thêm nữa, tàu ngầm P-2 còn có 2 cặp pháo phòng không cỡ nòng 57 mm và 25 mm để có thể bắn hạ máy bay săn ngầm của kẻ thù.

Thêm nữa, tàu ngầm P-2 còn có 2 cặp pháo phòng không cỡ nòng 57 mm và 25 mm để có thể bắn hạ máy bay săn ngầm của kẻ thù.

Với hỏa lực mạnh như vậy, P-2 hứa hẹn trở thành thiết kế tàu ngầm có sức mạnh vượt trội khiến Mỹ và các nước phải dè chừng.

Với hỏa lực mạnh như vậy, P-2 hứa hẹn trở thành thiết kế tàu ngầm có sức mạnh vượt trội khiến Mỹ và các nước phải dè chừng.

Thế nhưng, không biết vì lý do gì mà dự án chế tạo tàu ngầm P-2 bị Liên Xô dừng giữa chừng. Theo đó, siêu tàu ngầm P-2 chưa từng được sản xuất và cho ra mắt công chúng.

Thế nhưng, không biết vì lý do gì mà dự án chế tạo tàu ngầm P-2 bị Liên Xô dừng giữa chừng. Theo đó, siêu tàu ngầm P-2 chưa từng được sản xuất và cho ra mắt công chúng.

Đến nay, nguyên nhân khiến Liên Xô hủy bỏ dự án tàu ngầm P-2 vẫn là một bí ẩn lớn chưa có lời giải.

Đến nay, nguyên nhân khiến Liên Xô hủy bỏ dự án tàu ngầm P-2 vẫn là một bí ẩn lớn chưa có lời giải.

Mặc dù hủy bỏ dự án tàu ngầm P-2 đầy tham vọng nhưng sau đó Liên Xô đã thành công trong việc phát triển nhiều mẫu tàu ngầm hiện đại và có uy lực "khủng". Nhờ vậy, sức mạnh quân sự của Liên Xô ngày càng tăng.

Mặc dù hủy bỏ dự án tàu ngầm P-2 đầy tham vọng nhưng sau đó Liên Xô đã thành công trong việc phát triển nhiều mẫu tàu ngầm hiện đại và có uy lực "khủng". Nhờ vậy, sức mạnh quân sự của Liên Xô ngày càng tăng.

Mời độc giả xem video: Tàu ngầm Kilo Hà Nội HQ-182 cập cảng Cam Ranh. Nguồn: QPVN.

Tâm Anh (theo GlobalSecurity)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ke-hoach-che-tao-sieu-tau-ngam-cua-lien-xo-hoanh-trang-the-nao-1576892.html