Kết nối hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, bất cập trong liên kết vùng

Thời gian qua, sản xuất nông sản trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang bị kìm hãm, giảm sức cạnh tranh và dần mất đi những lợi thế. Để giải quyết bài toán đầu ra cho nông, thủy sản thì việc thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL được đặt trong chính sách cơ chế đặc thù cho TP.Cần Thơ lần này được xem là lời giải.

Nguồn vốn đầu tư cho đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã lên tới con số hơn 40 ngàn tỷ, điều này thể hiện sự quan tâm, đầu tư rất lớn của Chính phủ đối với sự phát triển chung của cả vùng.

Là khu vực dân cư thứ 2, chiếm khoảng 12,3% diện tích tự nhiên của cả nước, đồng thời cũng là vùng số 1 cả nước về an ninh lương thực, chiếm 85% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Vì vậy việc Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ được đặt trong chính sách cơ chế đặc thù cho TP.Cần Thơ lần này được xem là lời giải cho bài toán liên kết vùng một cách đồng bộ.

Thời gian qua, trong bối cảnh dịch bệnh, phát sinh nhiều điểm nghẽn ở các chốt kiểm dịch lưu thông ảnh hưởng tới việc vận chuyển hàng hóa, vật tải ra vào khu vực sản xuất. Cùng với đó, do điểm nghẽn giao thông thủy, nhất là tại khu vực phía nam dẫn tới chi phí vận tải đường bộ tăng cao, doanh nghiệp không đặt được tàu và container để xuất khẩu, tác động đến tiến độ lưu thông, tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa nông sản, nhiều loại trái cây khó tiêu thụ…

PGS.TS Tạ Văn Lợi, Viện trưởng Viện thương mại và Kinh tế quốc tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân: Câu chuyện chi phí logictic ở Việt Nam đắt nhất trên thế giới, chiếm khoảng 20% GDP trong phần chi phí vận chuyển. Vì vậy theo tôi, đầu tiên chi phí logictic sẽ giảm, thư hai là thuận lợi hóa cho việc cung cấp ngược trở lại logictic dịch vụ cho toàn bộ khu vực đồng bằng này sẽ được thuận lợi hóa hơn. Chúng ta sẽ chuyển về các trung tâm logictic này để lưu trữ và bảo quản rẻ hơn và để chở xuất khẩu cũng như tiếp nối ra những cung đường khác.”

Với diện tích hơn 1.400 km2, hơn 1,2 triệu dân. TP.Cần Thơ, trung tâm ĐBSCL với nhiều tiềm năng, thuận lợi để phát triển, kết nối giao thương và hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, các tiềm năng, lợi thế này vẫn chưa phát huy hiệu quả để thực sự đưa Cần Thơ phát triển trở thành đô thị hạt nhân liên kết và kết nối vùng. Ngoài ra, hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ là điểm nghẽn đối với sự phát triển của Cần Thơ cũng như vùng ĐBSCL

Ông Lê Quang Mạnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ:Đây là vấn đề chúng ta muốn nhấn mạnh hơn trong thiết kế xây dựng chính sách, quan tâm đến vai trò Nhà nước làm gì và doanh nghiệp làm gì. Chúng ta chỉ quan tâm Nhà nước đáp ứng 10-15% là hợp lý còn lại chúng ta phải được 85% đến 90% từ doanh nghiệp từ người dân thì chúng ta mới trở thành trung tâm kinh tế được. Còn nếu ta dựa vào Nhà nước thì chúng ta chỉ dừng lại mức độ bình bình như hiện nay.”

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/ket-noi-ha-tang-giao-thong-chua-dong-bo-bat-cap-trong-lien-ket-vung