Kết quả khảo sát 74 chuyên gia châu Âu và Hoa Kỳ cho câu hỏi: 'Sốc cung và sốc cầu vì COVID-19, cú sốc nào nghiêm trọng hơn?'
Liệu tác động kinh tế của COVID-19 đến từ việc giảm chi tiêu có lớn hơn so với những ảnh hưởng từ sự gián đoạn đến chuỗi cung ứng và giảm lực lượng lao động liên quan đến bệnh tật?
Trong một cuộc khảo sát của IGM Forum, một diễn đàn của các nhà kinh tế tên tuổi Hoa Kỳ và châu Âu, 36 chuyên gia Hoa Kỳ và 38 chuyên gia châu Âu đã nhận được hỏi về cú sốc cung và sốc cầu của COVID-19 (1 câu trong tổng số 3 câu) như sau:
"Tác động kinh tế của COVID-19 đến từ việc giảm chi tiêu sẽ lớn hơn so với những ảnh hưởng từ sự gián đoạn đến chuỗi cung ứng và giảm lực lượng lao động liên quan đến bệnh tật". Ông/bà đồng ý hay không đồng ý ở mức độ nào với tuyên bố trên?
Ngắn gọn nghĩa là: Sốc cung và sốc cầu vì COVID-19, cú sốc nào nghiêm trọng hơn?
Kết quả: 44% hội đồng Mỹ đồng ý, 52% không chắc chắn và 3% không đồng ý.
Các kết quả cũng gần như tương tự với các chuyên gia châu Âu. Giống như hội đồng Hoa Kỳ 4% đồng ý mạnh mẽ, 43% đồng ý, 41% không chắc chắn và 12% không đồng ý.
Pol Antras tại Harvard nói: "Cả hai phía cung và cầu sẽ đều bị tác động. Đối với một số lĩnh vực (dịch vụ) thì ảnh hưởng bởi sốc cầu sẽ là chính; sự gián đoạn nguồn cung sẽ nghiêm trọng trong lĩnh vực sản xuất".
Karl Whelan tại Đại học College Dublin cho biết thêm: "Đây vừa là cú sốc cung, vừa là cú cầu lớn. Thật khó để thấy bất kỳ trường hợp nào mà GDP không giảm đáng kể".
Và John Vickers tại Oxford nhận xét: "Khó để giải quyết các hiệu ứng tác động lên cung và cầu. Và hãy cẩn thận với hậu quả tài chính - khủng hoảng tín dụng, vỡ nợ cho vay, ảnh hưởng đến các công ty bảo hiểm...".
Trong số những người đồng ý rằng các tác động từ phía cầu sẽ chi phối các tác động từ phía cung, David Autor tại MIT lưu ý: "Chuỗi cung ứng chủ yếu là về sản xuất hàng hóa, nhưng sản xuất chiếm dưới 20% GDP toàn cầu. Dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong GDP và có thể bị tác động nhiều hơn".
Austan Goolsbee tại Chicago cho biết thêm: "Đặc biệt ở các nước giàu, nơi khu vực dịch vụ thống trị nền kinh tế, khoảng cách xã hội và việc rút tiền ồ ạt sẽ là phần khó khăn nhất".
Robert Shimer tại Chicago bình luận: 'Sự gián đoạn chuỗi cung ứng có vẻ sẽ là ngắn hạn. Việc mất thu nhập đối với người lao động theo giờ và những người làm trong ngành du lịch, giải trí... sẽ nghiêm trọng hơn".
Barry Eichengreen tại Berkeley cảnh báo: "Là một người ước lượng rất nhiều mô hình được thiết kế để phân biệt các cú sốc cung và cầu, [tôi] chúc [mọi người] may mắn trong việc xác định chúng".
Christian Leuz trả lời: "Rõ ràng là khó phân tách cung và cầu, nhưng câu hỏi chủ yếu là hỏi liệu có hiệu ứng số nhân lớn từ cú sốc hay không: câu trả lời của tôi là có".