Kết quả kinh doanh ngân hàng Q1/2023: Mảng sáng ngành bank lộ diện
Năm 2023 được đánh giá là một năm tương đối khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng nói riêng.
Nhận định về ngành ngân hàng năm 2023, Công ty Chứng khoán MayBank (MBKE) cho rằng, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngành sẽ chậm lại trong năm 2023 so với mức nền cao năm 2022, trước những áp lực giảm biên lãi ròng (NIM) và chất lượng tài sản trong trung hạn, trong bối cảnh lãi suất tăng, thị trường vốn và bất động sản thắt chặt hơn.
Mảng sáng lợi nhuận ngành bank
Bức tranh lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2023 đã được hé lộ một phần trong kết quả kinh doanh quý 1 của các nhà băng. Đến thời điểm hiện tại, đa phần các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý đầu năm 2023 trong khi kết quả kinh doanh của một số nhà băng lại được các lãnh đạo ngân hàng tiết lộ tại ĐHCĐ thường niên. Theo đó, hầu hết các lãnh đạo ngân hàng đều cho biết, kết quả kinh doanh quý 1/2023 vẫn khả quan và đi đúng dự kiến.
Báo cáo tài chính quý 1/2023 của các ngân hàng đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng tương đối ổn định, mặc dù một số nhà băng đã “đi chậm lại”.
Cụ thể, Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết, giá cổ phiếu ngành ngân hàng có phần phụ thuộc vào diễn biến chất lượng tài sản của ngành nhiều hơn là diễn biến tăng trưởng lợi nhuận. Nhà đầu tư cho rằng, các ngân hàng sẽ ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận một cách bền vững hơn trong dài hạn, nếu như chất lượng tài sản thực sự được cải thiện.
Ngân hàng vẫn “đau đầu” với bài toán nợ xấu
Công ty Chứng khoán Yuanta nhận định, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành sẽ tăng nhẹ vào năm 2023, một phần do Thông tư 14/2021/TT-NHNN về cơ cấu thời gian trả nợ hết hiệu lực; rủi ro từ kinh tế vĩ mô thế giới ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, nợ xấu còn có thể tăng lên do các vấn đề liên quan đến ngành bất động sản, khi các điều kiện thanh khoản bị thắt chặt.
Theo đó, báo cáo tài chính quý 1/2023 tại các ngân hàng đều cho thấy tỷ lệ nợ xấu đang tăng trưởng tương đối mạnh.
Tại Vietcombank – quán quân ngành ngân hàng năm nay, dư nợ xấu của ngân hàng tăng mạnh 27% lên mức 9.942 tỷ đồng, kéo tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,68% lên 0,85%. Tại BIDV, nợ xấu nội bảng của ngân hàng tăng đến hơn 40% lên 24.730 tỷ đồng, kéo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng tăng từ 1,19% lên 1,59%. Một ngân hàng quốc doanh khác là VietinBank cũng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ từ mức 1,24% lên 1,28% so với cùng kỳ năm trước.
Tương tự, tại nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, VPBank ghi nhận số nợ xấu vẫn chưa được cải thiện khi số dư nợ xấu nội bảng tính đến 31/3/2023 tăng 5,7% so với đầu năm lên 463.469 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu vẫn duy trì ở mức 6,2% - cao hơn nhiều so với trung bình toàn ngành.
Tại MB, tỷ lệ nợ xấu cũng bị kéo mạnh lên 1,76% do nợ xấu nội bảng của ngân hàng tăng gần 68% lên 8.453 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tại nhóm ngân hàng tư nhân, nhiều ngân hàng có số dư nợ xấu tương đối thấp so với trung bình ngành. Cụ thể, tại Techcombank, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng vẫn được duy trì ở mức thấp 0,85% với tỷ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh đến 133,8%. ACB cũng có tỷ lệ nợ xấu tương đối thấp ở mức dưới 1%.
Tỷ lệ nợ xấu tăng cao cao được dự báo sẽ tạo ra nhiều khó khăn, thách thức cho các ngân hàng trong việc tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2023. Cụ thể, Công ty Chứng khoán VNDirect nhận định, giá cổ phiếu ngành ngân hàng có phần phụ thuộc vào diễn biến chất lượng tài sản của ngành nhiều hơn là diễn biến tăng trưởng lợi nhuận. Nhà đầu tư cho rằng, các ngân hàng sẽ ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận một cách bền vững hơn trong dài hạn, nếu như chất lượng tài sản thực sự được cải thiện.
Điểm sáng tỷ lệ an toàn vốn
Một điểm sáng trong kết quả kinh doanh của các ngân hàng trong quý 1/2023 là các nhà băng đều đang hướng tới thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn về tỷ lệ an toàn của NHNN, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Techcombank tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu ngành về tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II khi giữ chỉ tiêu này duy trì ở mức 15%, cao hơn gần gấp đôi so với yêu cầu tối thiểu 8,0% của trụ cột I, Base II. Không dừng lại ở đó, hiện Techcombank vẫn đang triển khai tích cực Basel III, đặc biệt trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản.
HDBank cũng là một trong những ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II ở top đầu ngành ở mức 12,5%. VPBank, VIB, LienVietPostBank và MB cũng là những hững ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cao điển hình.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, những rủi ro trên thị trường ngày một gia tăng sẽ khiến mức đệm vốn của các tổ chức tín dụng mỏng hơn, càng khiến cho hoạt động hệ thống ngân hàng dễ bị tổn thương trước các cú sốc bất lợi từ môi trường kinh doanh. Do vậy, một lần nữa, việc đảm bảo hệ số CAR, cùng với đó là câu chuyện tăng vốn trở thành nhu cầu bức thiết của các ngân hàng trên con đường hướng tới chuẩn mực quốc tế Basel III.