Khả năng cơ động tốt đến khó tin trên 'chim ăn thịt' F-22

Những động tác siêu cơ động mà Su-35 thể hiện thì chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ cũng làm được, thậm chí chúng còn thể hiện năng lực cơ động tốt hơn khi có thể bay siêu âm mà không cần động cơ đốt tăng lực động cơ lần 2.

Rõ ràng nhìn chung thì các dòng chiến đấu cơ Nga thường có độ cơ động tốt hơn so với Mỹ. Điều này đến từ trường phái khác nhau trong thiết kế chế tạo.

Nga ưu tiên về độ cơ động và trang bị vũ khí mạnh cho chiến đấu cơ. Có thể nói xét về độ cơ động Su-35 đang là một trong số ít máy bay chiến đấu thể hiện tốt nhất.

Trong khi đó, Mỹ lại ưu tiên về thiết bị điện tử, độ bền khung thân, cùng khả năng về độ bộc lộ radar thấp trên các chiến đấu cơ của mình.

Dù vậy trường hợp chiến đấu cơ F-25 lại là ngoại lệ, dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đầu tiên trên thế giới này không những có thiết bị điện tử hiện đại, khả năng tàng hình đứng số 1 thế giới và độ cơ động của chúng rất đáng nể.

F-22 có thể bay tốc độ siêu âm mà không cần động cơ đốt tăng lực động cơ lần 2. Ngoài F-22 thì chỉ có chiến đấu cơ EF-2000 Typhoon của châu Âu làm được điều này.

Việc động cơ đốt tăng lực lần 2 sẽ cực ngốn nhiên liệu, từ đó giúp giảm phạm vi và thời gian hoạt động, trong khi lại tăng số lần phải bảo trì động cơ. Vì vậy nếu tình thế không đòi buộc, phi công sẽ rất hiếm khi cho động cơ đốt tăng lực lần 2.

Những động tác siêu cơ động mà Su-35 thể hiện thì chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ cũng làm được.

Chiến đấu cơ F-22 có khả năng leo cao ở tốc độ cao với góc lên tới 90 độ trong thời gian rất ngắn. Đây là điều mà không nhiều máy bay chiến đấu có thể làm được.

Động tác quay đầu bằng cách cho phi cơ "rơi" với góc Alpha 60 độ của chiến đấu cơ F-22. Theo chủ ý của phi công - động tác này rất hiệu quả khi cần cơ động ngoặt nhanh ở độ cao lớn.

Động tác quay vòng máy bay trong bán kính tối thiểu được F-22 thực hiện dễ dàng. Động tác này được thực hiện để tránh va chạm, hay "né" tên lửa đối không của đối phương.

Hệ thống điều khiển bay cực nhạy giúp chiến đấu cơ F-22 kiểm soát tốt các động tác cơ động khó mà không làm phi công thất tốc dẫn tới bị rơi.

Động tác bay "rắn hổ mang" nổi tiếng thường được gắn với tiêm kích Nga cũng được tiêm kích F-22 Raptor thực hiện một cách nhuần nhuyễn.

Để có được độ cơ động cao là do F-22 trang bị động cơ lực đẩy 2D, kết hợp với thiết kế khí động học của khung thân máy bay tốt.

Động tác cơ động quay ngoắt để chuyển hướng bay cũng được F-22 thực hiện khá dễ dàng.

Các vũ khí được giấu gọn trong thân máy bay cũng giúp cho F-22 dễ dàng cơ động và tăng khả năng tàng hình.

Nếu xét về thông số kỹ thuật, rõ ràng F-22 đang là dòng chiến đấu cơ mạnh nhất thế giới.

F-22 cũng là dòng máy bay có độ bộc lộ radar thấp nhất thế giới, vượt trội so với F-35, Su-57 và J-20.

Độ bộc lộ radar càng thấp thì năng lực tàng hình càng cao. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong tác chiến hiện đại.

F-22 Raptor sở hữu diện tích phản xạ radar (RCS) cực nhỏ (chỉ vào khoảng 0,0001m2 - tương đương viên bi nhỏ; để so sánh thì RSC của Su-57 lên tới 0,5m2 và F-35 là 0,001m2).

F-22 Raptor chính thức có trong biên chế Không quân Mỹ từ năm 2005, lần đầu tiên tham gia nhiệm vụ phá hủy bộ chỉ huy của quân khủng bố IS năm 2015.

Ban đầu F-22 chỉ được thiết kế với nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, tuy nhiên hiện nay Mỹ đã cải tạo dần với việc nâng cấp phần mềm, cải tạo phần cứng để dòng máy bay này có khả năng tấn công mặt đất.

Trước khi dây chuyền sản xuất F-22 ngừng hoạt động, đã có tổng cộng 187 chiến đấu cơ loại này được xuất xưởng.

Không quân Mỹ từng tự tin rằng, 1 chiếc F-22 đủ sức tiêu diệt tới 10 chiếc Su-30 trong không chiến, cho nên con số sản xuất chỉ cần yêu cầu tới 187 máy bay là đủ.

F-22 Raptor được trang bị hệ thống radar mảng pha chủ động cực mạnh AN/APG-77v1 có khả năng phát hiện mục tiêu cỡ 1m2 ở khoảng cách 240 km.

Lúc này phi công chỉ việc ấn nút khai hỏa tên lửa AIM-120D có tầm bắn lên tới 180 km để tiêu diệt mục tiêu khi đối thủ còn chưa nhận ra sự hiện diện của nó trong khu vực.

Trong tương lai, F-22 Raptor có thể sẽ trở thành “đối tác” hỗ trợ cho tiêm kích thế hệ thứ sáu - PCA, tương tự sự phối hợp hiện nay giữa tiêm kích thế hệ thứ tư và thứ năm.

F-22 là vũ khí tối mật nên Mỹ đã lắc đầu ngay cả khi các đồng minh thận cận nhất như Anh, Israel hay Nhật Bản hỏi mua.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/kha-nang-co-dong-tot-den-kho-tin-tren-chim-an-thit-f-22-post545045.antd