Kha tử trị viêm họng

Kha tử còn được gọi là chiêu liêu, kha lê, là một cây gỗ cao 15 - 20m mọc hoang.

Quả kha tử với lớp vỏ màu nâu nhạt, cùi đen, hình trứng (đường kính 2,5 - 3cm), có 5 cạnh dọc, nhọn ở hai đầu, trong chứa một hạt nhỏ cứng. Kha tử được thu hái quả vào mùa thu, tầm tháng 9 - 11 sau đó phơi khô, bảo quản nơi khô ráo. Khi dùng phải sao qua, bỏ hạt. Trong quả kha tử có chứa: Tamin, chebutin, terchebin... Đặc biệt, hàm lượng tamin chiếm tới 51,3%. Trong thành phần tamin lại có các acid galic, egalic, luteolic, chebulinic… Khi kết hợp các chất này với nhau sẽ có tác dụng kháng sinh diệt khuẩn mạnh hơn so với chiết xuất riêng rẽ. Đồng thời, chất chebutin, terchebin trong kha tử còn có tác dụng trợ tim, chống ho, chống co thắt dạ dày…

Trị viêm họng, nuốt khó, đau: Ngậm một quả kha tử, nuốt nước từ từ cho đến khi hết chất chát.

Ho lâu ngày: Dùng kha tử, đảng sâm mỗi vị 4gr sắc với 400ml, còn một nửa chia uống ba lần.

Nguyên Trưởng khoa Dược liệu, ĐH Dược Hà Nội

GS.TS. Đỗ Tất Lợi

Nguồn Giao Thông: http://www.baogiaothong.vn/kha-tu-tri-viem-hong-d237678.html