Khác biệt giữa đường phèn vàng-trắng, dùng đúng dưỡng gan bổ phổi

Không chỉ về màu sắc, đường phèn vàng và trắng còn có sự khác biệt về dinh dưỡng. Lựa chọn sai, món ăn không mang lại giá trị chữa bệnh, nhất là lợi ích dưỡng gan bổ phổi.

Đường phèn là gia vị phổ biến, góp phần tạo nên hương vị thơm ngon của món ăn. Đường phèn có hai loại là đường phèn trắng và đường phèn vàng. Chúng đều được làm từ đường mía nhưng quá trình sản xuất có sự khác biệt, khiến thành phần dinh dưỡng khác nhau. Lựa chọn không đúng, món ngon sẽ không giữ được lợi ích dưỡng gan bổ phổi như mong muốn.

Thứ nhất, hàm lượng đường giữa 2 loại khác nhau. Sự khác biệt về lượng đường bắt nguồn từ sự khác nhau về độ tinh khiết. Ở đó, đường phèn vàng có lượng đường cao hơn đường phèn trắng.

Tuy nhiên, về độ ngọt, đường phèn vàng chứa nhiều tạp chất nên ngọt nhẹ. Ngược lại, đường phèn trắng có lượng đường thấp nhưng là đường tinh khiết, các tạp chất được lọc kỹ trong quá trình sản xuất nên vị ngọt đậm hơn.

 Đường phèn trắng ngọt hơn đường phèn vàng. Thích hợp làm gia vị tạo ngọt cho món ăn.

Đường phèn trắng ngọt hơn đường phèn vàng. Thích hợp làm gia vị tạo ngọt cho món ăn.

Thứ hai, khác biệt về kích thước. Đường phèn trắng được lọc kĩ trong quá trình sản xuất, có màu sắc đẹp, trắng sáng như pha lê, sạch sẽ, tinh tế. Đường phèn trắng thường ở dạng viên nhỏ, đơn tinh thể. Trong khi đó, đường phèn vàng thường là các miếng lớn, cần phải đập vỡ trước khi sử dụng, thuộc loại đường phèn đa tinh thể.

Thứ ba, khác biệt về mặt dinh dưỡng. Đường phèn trắng bề ngoài trắng sáng như pha lê, rất đẹp mắt nhưng giá trị dinh dưỡng thấp hơn đường phèn vàng.

Được biết, đường phèn trắng trải qua quá trình thanh lọc kĩ, sucrose được chiết xuất hoàn toàn, chỉ để lại vị ngọt, mất đi các thành phần có lợi. Do vậy, đường phèn trắng thường dùng để tạo độ ngọt cho món ăn, không có giá trị chữa bệnh, nhất là về mặt dưỡng gan bổ phổi.

 Theo Đông y, đường phèn vàng có tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế.

Theo Đông y, đường phèn vàng có tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế.

Đường phèn vàng còn gọi là phèn già, phèn đất, có quy trình sản xuất công phu, nhiều công đoạn. Thời gian nấu để cho ra một mẻ đường phèn khoảng 5-7 ngày.

Đông y đánh giá đường phèn vàng như một vị thuốc có tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế. Nhất là các trường hợp bị viêm khí phế quản, đau rát họng, ho khan ít đờm, đau đầu, chóng mặt,… có thể dùng đường phèn để làm dịu cổ họng, giảm cảm giác khó chịu.

Có thể nói, cùng có độ ngọt nhưng đường phèn vàng và đường phèn trắng có sự khác biệt. Tùy mục đích, bạn có thể lựa chọn. Chẳng hạn, chị em nên dùng đường phèn trắng để nấu canh, làm bánh, kho thịt, kho cá. Độ ngọt cao của đường phèn trắng vừa giúp món ăn thơm ngon vừa mang lại màu sắc bắt mắt, hương vị đặc trưng.

Trong khi đó, đường phèn vàng thích hợp dùng trong quá trình làm đẹp, dưỡng da, dưỡng gan bổ phổi. Đường phèn vàng kết hợp với trà sâm dứa, nấu sâm giúp thanh lọc cơ thể, lợi tiểu, mát gan, rất thích hợp sử dụng vào mùa hè, hạn chế các bệnh như viêm họng, nhiệt miệng, mụn nhọt,…

Mời độc giả xem thêm video: Hạt mắc ca hút khách vì công dụng tốt cho sức khỏe

Nguồn video: THDT

Định Tâm (Theo ABLW)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/doi-song/khac-biet-giua-duong-phen-vang-trang-dung-dung-duong-gan-bo-phoi-1898204.html