Khác biệt về thể chất của những đứa trẻ đi chân trần và đi tất sau 3 năm
Nhiều cha mẹ không thích cho con đi chân trần vì sợ mất vệ sinh hoặc gặp các chấn thương nhưng chuyên gia cho rằng có 3 khác biệt về thể chất của những đứa trẻ đi chân trần và đi tất.
Nhanh nhẹn và phản ứng thần kinh tốt
Tay chân của trẻ em có nhiều dây thần kinh rất nhạy cảm. Nếu thường xuyên đi chân trần, bàn chân sẽ tiếp nhận nhiều kích thích hơn, tốt cho sự tăng cường hoạt động thần kinh.
Và sự phát triển thần kinh tốt sẽ khiến đứa trẻ trở nên rất nhanh nhẹn, chẳng hạn như tốc độ phản ứng nhanh.
Ngược lại, nếu thường xuyên cho trẻ đi tất và không tạo cơ hội cho trẻ đi chân đất thì trẻ sẽ mất cơ hội rèn luyện này và bàn chân sẽ không được kích thích hoàn toàn.
Bởi vậy, khuyến khích trẻ đi chân trần trong giai đoạn tập đi là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để tăng cường sự phát triển của trẻ, giúp trẻ tự tin khám phá thế giới xung quanh.
Khỏe mạnh, không dễ ốm vặt
Muốn con có sức khỏe tốt thì tuần hoàn cơ thể phải tốt.
Vì trong điều kiện cơ thể không bị cản trở tuần hoàn, quá trình trao đổi chất của trẻ diễn ra nhanh hơn, những chất chuyển hóa, chất độc, chất bẩn,… trong cơ thể sẽ được đào thải ra ngoài nhanh hơn, không lưu lại trong cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Đồng thời, máu lưu thông thông suốt cũng sẽ giúp máu kịp thời vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các bộ phận trong cơ thể.
Và nếu bạn luôn đi tất cho trẻ, khả năng miễn dịch của cơ thể trẻ sẽ không được tăng cường ở một mức độ nào đó, và thể chất sẽ không được cải thiện ở mức cao hơn.
Tập giữ thăng bằng và dáng đi chuẩn
Đối với trẻ mới tập đi, đi chân trần có thể giúp các ngón chân bám đất tốt hơn, dây thần kinh ở bàn chân có thể cảm nhận được áp lực từ mặt đất, giúp trẻ tập đi dễ dàng hơn.
Đi tất và giày cho trẻ tương đương với việc chặn kênh kết nối nhận thức tự do của trẻ về bước chân. Đi chân trần không chỉ giúp trẻ vững vàng hơn mà còn có lợi cho sự phát triển lành mạnh của các cơ, sụn, dây chằng ở bàn chân, giúp trẻ có tư thế đứng, dáng đi chuẩn, đẹp, tránh tình trạng bàn chân khoèo, dáng đi chữ bát.
Thông minh, trí não phát triển vượt trội
Những đứa trẻ thích đi chân trần thường có thể thể hiện sự thông minh rõ ràng trong quá trình học tập, chúng tiếp thu kiến thức nhanh hơn, hiểu kiến thức kỹ lưỡng hơn và có trí nhớ tuyệt vời và các khía cạnh khác. Điều này thực sự liên quan trực tiếp đến việc kích thích bàn chân nhiều hơn.
Khi bàn chân được kích thích, các tín hiệu thần hinh được truyền đến não bộ, tăng cường tần suất xử lý thông tin và cải thiện hoạt động của trí não.
Nói một cách đơn giản, việc kích thích bàn chân có thể rèn luyện trí não, khiến trí não phát triển tốt hơn, trí não linh hoạt hơn, trẻ sẽ ngày càng thông minh hơn.
Đi chân trần là tốt nhưng không phải hoàn cảnh nào cũng phù hợp, bố mẹ nên lưu ý những điều sau
Mặc dù đi chân trần mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực cho trẻ nhưng không phải lúc nào cũng có thể đi chân trần, nếu đi chân trần vào một số thời điểm không phù hợp rất có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến trẻ.
Không nên đi chân đất ở những môi trường phức tạp như ngoài trời, mặt đất có vật sắc nhọn, sỏi đá, nhiều vết dầu nhớt có thể trực tiếp làm chân trẻ bị thương hoặc khiến trẻ bị ngã.
Vào mùa đông, nền nhà quá lạnh, nhiệt độ quá thấp không phù hợp cho trẻ đi chân trần.
Ngay cả khi nhiệt độ của mặt đất không đạt đến mức độ tê cóng đối với trẻ em, miễn là chúng cảm thấy lạnh khó chịu sau khi bước chân xuống thì không nên cho trẻ đi chân trần. Việc kích thích mạnh và thường xuyên có thể làm cơ thể trẻ mệt mỏi.
Khi bàn chân của trẻ bị thương, việc đi chân trần có thể khiến vết thương bị ma sát và dẫn đến tổn thương nhiều hơn, khó hồi phục.