Đại mỹ nhân Tây Thi là một nhân vật nổi tiếng lịch sử Trung Quốc với nhan sắc "chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn". Mỹ nữ xinh đẹp, quyến rũ và thông minh này được Việt Vương Câu Tiễn dâng lên Ngô Vương Phù Sai.
Theo sử sách, mỹ nhân Tây Thi được đưa đến bên cạnh Ngô Vương Phù Sai để thực hiện nhiệm vụ "mỹ nhân kế". Do si mê mỹ nhân mà Việt Vương Câu Tiễn dâng tặng, Ngô Vương suốt ngày chìm đắm trong ăn chơi hưởng lạc, bỏ bê triều chính và cuối cùng dẫn đến họa sát nhân và mất nước.
Việt Vương Câu Tiễn chiếm được nước Ngô nhờ một phần không nhỏ của kế sách "mỹ nhân kế". Sau sự kiện này, đại mỹ nhân Tây Thi "biến mất" khỏi lịch sử. Không ai biết số phận của đại mỹ nhân này.
Trong suốt nhiều năm, một số nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, việc Tây Thi mất tích có liên quan đến Phạm Lãi - vị quan được Việt Vương Câu Tiễn trọng dụng.
Phạm Lãi (536 trước Công nguyên - 448 trước Công nguyên) là một chính trị gia có tài sống vào cuối thời Xuân Thu.
Ông là người nước Sở nhưng vì bất mãn với triều đình nên quay sang làm việc dưới trướng Việt Vương Câu Tiễn. Bằng tài hoa của mình, ông góp sức vào sự nghiệp chinh phạt nước Ngô của Việt Vương Câu Tiễn.
Vào năm 2014, các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện một ngôi mộ cổ ở thị trấn Hồng Sơn, Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Bên trong mộ cổ có một bức trúc thư viết về Tây Thi và Phạm Lãi.
Cụ thể, nội dung bức trúc thư nói rằng, Tây Thi và Phạm Lãi có quan hệ tình ái. Hai người có với nhau một người con và đặt tên là Ngôn Nhi Đình.
Vì muốn giúp Việt Vương Câu Tiễn chiếm được nước Ngô nên Phạm Lãi dùng người con ép Tây Thi phải làm nhiệm vụ "mỹ nhân kế" với Ngô Vương Phù Sai.
Từ đây, giới chuyên gia nhận định ngôi mộ này là nơi chôn cất Phạm Lãi. Tây Thi bị ép phải làm gián điệp để bảo vệ con. Vì vậy, số phận đại mỹ nhân này càng khiến người đời thương cảm.
Mời độc giả xem video: Khai mạc Army Games 2021 tại Trung Quốc. Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân.
Tâm Anh (TH)