Khám phá bí ẩn về các loài sao biển đuôi rắn

Sao biển đuôi rắn (Ophiuroidea) gồm những loài động vật giống sao biển nhưng có xúc tu dài, mảnh, uyển chuyển như đuôi rắn, giúp di chuyển trên nền biển. Một dạng khác của chúng có tay phân nhánh tạo thành tấm lưới lọc thức ăn.

Sao biển đuôi rắn mảnh dẻ (Ophiothrix fragilis) dài 12-15cm, phân bố ở Đông Bắc Đại Tây Dương. Loài sao biển đuôi rắn này thường sống trong các quần thể đông đúc. Chúng có tay gai dựng lên để bắt các mảnh thức ăn nhỏ.

Sao biển đuôi rắn mảnh dẻ (Ophiothrix fragilis) dài 12-15cm, phân bố ở Đông Bắc Đại Tây Dương. Loài sao biển đuôi rắn này thường sống trong các quần thể đông đúc. Chúng có tay gai dựng lên để bắt các mảnh thức ăn nhỏ.

Sao biển đuôi rắn đen (Ophiocoma nigra) dài 20-30 cm, phân bố ở các vùng biển châu Âu. Loài này thường được bắt gặp trên các bờ biển đá có dòng chảy mạnh. Chúng có thể lọc thức ăn hoặc ăn mảnh xác phân hủy.

Sao biển đuôi rắn đen (Ophiocoma nigra) dài 20-30 cm, phân bố ở các vùng biển châu Âu. Loài này thường được bắt gặp trên các bờ biển đá có dòng chảy mạnh. Chúng có thể lọc thức ăn hoặc ăn mảnh xác phân hủy.

Sao biển đuôi rắn gai ngắn (chi Ophioderma) dài 20-30 cm, sống trong những thảm cỏ ngập nước ven bờ Đại Tây Dương. Gai của loài này trong chi này ngắn hơn các loài sao biển đuôi rắn khác. Chúng ăn các động vật không xương sống như tôm.

Sao biển đuôi rắn gai ngắn (chi Ophioderma) dài 20-30 cm, sống trong những thảm cỏ ngập nước ven bờ Đại Tây Dương. Gai của loài này trong chi này ngắn hơn các loài sao biển đuôi rắn khác. Chúng ăn các động vật không xương sống như tôm.

Sao biển đuôi rắn xanh (Ophiarachna incrassata) dài 30-45 cm, phân bố ở khu vực Ấn Độ Dương và Tây - Trung Thái Bình Dương. Loài này được nhận dạng với màu xanh xám đặc trưng. Chúng sống chủ yếu ở các rạn san hô.

Sao biển đuôi rắn xanh (Ophiarachna incrassata) dài 30-45 cm, phân bố ở khu vực Ấn Độ Dương và Tây - Trung Thái Bình Dương. Loài này được nhận dạng với màu xanh xám đặc trưng. Chúng sống chủ yếu ở các rạn san hô.

Sao biển đuôi rắn Savigny (Ophiactis savignyi) dài 3-4,5 cm, sinh sống ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới ở khắp các đại dương trên thế giới. Đây là một trong những loài sao biển đuôi rắn nhỏ nhất, thường có 6 xúc tu thay vì 5 như các loài khác.

Sao biển đuôi rắn Savigny (Ophiactis savignyi) dài 3-4,5 cm, sinh sống ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới ở khắp các đại dương trên thế giới. Đây là một trong những loài sao biển đuôi rắn nhỏ nhất, thường có 6 xúc tu thay vì 5 như các loài khác.

Sao biển đuôi rắn Gorgon (Gorgonocephalus caputmedusae) dài 20-25 cm, phổ biến ở các vùng bờ biển châu Âu. Loài này có những xúc tu phân nhánh như những con rắn cuộn tròn. Các cá thể lớn thường xuất hiện ở nơi dòng biển chảy mạnh, dồi dào thức ăn.

Sao biển đuôi rắn Gorgon (Gorgonocephalus caputmedusae) dài 20-25 cm, phổ biến ở các vùng bờ biển châu Âu. Loài này có những xúc tu phân nhánh như những con rắn cuộn tròn. Các cá thể lớn thường xuất hiện ở nơi dòng biển chảy mạnh, dồi dào thức ăn.

Sao rổ "Astrocladus euryale" dài 40-70 cm, được tìm thấy ở vùng nước ven biển của Nam Phi từ bờ biển phía Tây của bán đảo Cape đến vịnh Algoa. Chúng có 10 xúc tu phân nhánh nhiều lần, một số có thể kéo dài ra để tạo thành lưới giống như cái rổ nhằm mục đích lọc thức ăn.

Sao rổ "Astrocladus euryale" dài 40-70 cm, được tìm thấy ở vùng nước ven biển của Nam Phi từ bờ biển phía Tây của bán đảo Cape đến vịnh Algoa. Chúng có 10 xúc tu phân nhánh nhiều lần, một số có thể kéo dài ra để tạo thành lưới giống như cái rổ nhằm mục đích lọc thức ăn.

Sao rổ Astroboa nuda dài 1-1,5m, phân bố ở khu vực nhiệt đới Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Vào ban ngày chúng cuộn lại thành một quả bóng. Khi đêm đến, loài vật này dang rộng các xúc tu để tạo thành chiếc rổ lọc các sinh vật phù du.

Sao rổ Astroboa nuda dài 1-1,5m, phân bố ở khu vực nhiệt đới Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Vào ban ngày chúng cuộn lại thành một quả bóng. Khi đêm đến, loài vật này dang rộng các xúc tu để tạo thành chiếc rổ lọc các sinh vật phù du.

P.V (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/kham-pha-bi-an-ve-cac-loai-sao-bien-duoi-ran-post596681.antd