Công trình Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được tu bổ, tôn tạo trên diện tích 859m2 gồm nhiều hạng mục được phỏng dựng theo tài liệu ghi chép và một số hình ảnh tư liệu để lại.
Công trình hoàn thành gồm ba hạng mục chính là nhà Tổng bộ Việt Minh, Nhà dạy học làm báo 2 tầng và các hạng mục khác.
Khu vực sân là quảng trường phục vụ tổ chức sự kiện, nổi bật với tấm phù điêu hình ảnh 48 chân dung các thành viên Ban Giám hiệu, giảng viên và học viên của trường.
Nhà Tổng bộ Việt Minh phỏng dựng, xây mới theo kiến trúc nhà sàn truyền thống.
Lớp dạy làm báo đầu tiên được tái hiện tại khu di tích.
Nhiều tài liệu, hiện vật quý giá được tái hiện để phục vụ khách tham quan.
Bên cạnh hệ thống đồ họa không gian trưng bày trên các vách, Bảo tàng Báo chí Việt Nam còn bố trí tủ trưng bày giới thiệu một số bút tích của các giảng viên của trường như: Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Tố Hữu, Đỗ Đức Dục, Quang Đạm, Nguyễn Thành Lê, Hà Xuân Trường, Nguyễn Văn Hải, Từ Giấy, Đồ Phồn…
Song song bổ trợ cho không gian trưng bày còn có hệ thống trục quay zulo (dựa trên ý tưởng vòng quay liên tục của các con lăn trên máy in báo) giới thiệu thêm các bài viết về ngôi trường cũng như hình ảnh ký họa trên một số tờ báo.
Hình ảnh về Bác Hồ bên cạnh 2 bức thư mà Người gửi cho thầy trò của trường với câu khẩu hiệu: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm”.
Chiếc xe đạp nhãn hiệu Peugeot gắn liền với liệt sĩ, nhà báo Trịnh Hoàng Đạm, nguyên phóng viên báo Cứu Quốc. Chiếc xe này được dùng làm phương tiện hoạt động cách mạng và tuyên truyền báo chí trong Khối Dân vận giai đoạn 1950 - 1952.
Chiếc máy in hiệu Platen Press đã đồng hành và chứng kiến những thời khắc lịch sử in ấn của báo chí, tài liệu trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nhiều hiện vật quý được trưng bày bên trong di tích.
THẾ ĐẠI