Trải qua gần 7 tháng thi công, ngày 9/8 công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã chính thức khánh thành. Đây là công trình văn hóa, lịch sử quan trọng nhằm tôn vinh di sản báo chí to lớn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà báo cách mạng tiền bối đã để lại cho các thế hệ sau.
Ông là người cuối cùng của Khóa Mỹ thuật kháng chiến vừa qua đời ở tuổi 95. Họa sĩ Mai Long đã sống một cuộc đời tận hiến cho nghệ thuật, cho đến những tháng ngày cuối đời, ông vẫn âm thầm vẽ. Với ông, vẽ, dù xấu hay đẹp cũng là tâm hồn mình.
Cách đây 5 năm, đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Tổng bộ Việt Minh tổ chức Trường dạy làm báo mang tên nhà báo, chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng, ngày 4/4 (1949-2019), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Thái Nguyên tổ chức đón nhận Bằng Di tích cấp quốc gia, dựng bia tại chính địa chỉ đỏ năm xưa.
Tháng 4/1949, khi cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc đang diễn ra ác liệt, trong điều kiện vật chất khó khăn, thiếu thốn đủ mọi bề, Đảng và Chính phủ đã quyết tâm mở lớp dạy viết báo Huỳnh Thúc Kháng để đào tạo, gây dựng đội ngũ cán bộ báo chí cách mạng Việt Nam.
Có một 'điểm chạm' trong cảm xúc 'về nguồn' của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một 'mốc son lịch sử' gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.
5 năm trước, ngày 4/4/2019, lễ kỷ niệm 70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã diễn ra tại xã Tân Thái (Đại Từ). Buổi lễ cũng là dịp đón nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia cho di tích.
Tập thơ Ngược dòng thế sự của Nghiêm Thanh (NXB Hội Nhà văn) gồm hai phần. Phần một: Muôn mặt thói đời, Phần hai: Thù tạc bằng hữu. Và những Lời bình trên facebook được chọn lọc đưa vào cuối sách, cũng là một cách làm mới, kéo bạn đọc và người viết vào cùng 'sân chơi', trong thời buổi mạng xã hội tác động ngày càng mạnh mẽ vào đời sống xã hội.
Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là nơi đào tạo khóa học đầu tiên về báo chí của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ. Ngày nay, dấu tích xưa của trường đã chìm sâu dưới lòng Hồ núi Cốc mênh mông, để lại biết bao thương nhớ về một thời đào tạo gian khổ nhưng đầy khí thế cách mạng.
Có lẽ do ảnh hưởng cách dịch của Ngọc Thứ Lang, khi chyển ngữ tiểu thuyết 'The Godfather' của Mario Puzo tại miền Nam năm 1969: Từ nghĩa gốc 'người đỡ đầu' khi sang tiếng Việt trở thành 'bố già', và đã được hiểu qua nghĩa ông trùm - người nhiều quyền lực, uy lực, có thể can thiệp mọi nơi mọi chốn.
Sách cũ chép: Khoa thi Đình (năm Giáp Thìn - 1304) niên hiệu Hưng Long, ông Mạc Đĩnh Chi trúng cách đỗ trạng nguyên, vì tướng mạo xấu xí, nên vua Trần Anh Tông có ý định không dùng.