Khám phá hai lễ hội nổi tiếng nhất Thái Lan ngay tại Hà Nội

Hai lễ hội gồm Lễ hội té nước (Songkran) được tổ chức dịp năm mới và Lễ hội thả đèn hoa đăng (Loy Krathong), giới thiệu đến du khách nhiều điểm đặc trưng về văn hóa dân gian, lịch sử tại Thái Lan.

Trong các ngày từ 28-30/3, tại Khu di tích trung tâm Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội) diễn ra Lễ hội Thái Lan - Nhịp đập truyền thống, với nhiều hoạt động quảng bá văn hóa, du lịch xứ sở chùa vàng. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Trong các ngày từ 28-30/3, tại Khu di tích trung tâm Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội) diễn ra Lễ hội Thái Lan - Nhịp đập truyền thống, với nhiều hoạt động quảng bá văn hóa, du lịch xứ sở chùa vàng. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Tại gian hàng trung tâm là không gian tái hiện hai lễ hội Loy Krathong (trái, hay được biết tới là Lễ hội thả hoa đăng Thái Lan) và Songkran (phải, được coi như lễ đón năm mới của người dân nước này). (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Tại gian hàng trung tâm là không gian tái hiện hai lễ hội Loy Krathong (trái, hay được biết tới là Lễ hội thả hoa đăng Thái Lan) và Songkran (phải, được coi như lễ đón năm mới của người dân nước này). (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Loy Krathong (loy: thả, krathong: hoa đăng) thường được tổ chức đêm Rằm tháng 12 Âm lịch của Thái Lan, tôn vinh thần nước Phra Mae Khongkha theo văn hóa nông nghiệp, nhờ ơn cung cấp nguồn nước và che chở cho nông dân. Lễ hội cũng đặc trưng với hoạt động thả đèn trời, song song với thả hoa đăng. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Loy Krathong (loy: thả, krathong: hoa đăng) thường được tổ chức đêm Rằm tháng 12 Âm lịch của Thái Lan, tôn vinh thần nước Phra Mae Khongkha theo văn hóa nông nghiệp, nhờ ơn cung cấp nguồn nước và che chở cho nông dân. Lễ hội cũng đặc trưng với hoạt động thả đèn trời, song song với thả hoa đăng. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Đây cũng là dịp cho nhân dân cầu bình an, đôi lứa cầu hạnh phúc. Dân gian truyền nhau rằng nếu hai người cùng thả hoa, hoa đăng trôi sát cạnh nhau sẽ tượng trưng cho hạnh phúc bền lâu. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Đây cũng là dịp cho nhân dân cầu bình an, đôi lứa cầu hạnh phúc. Dân gian truyền nhau rằng nếu hai người cùng thả hoa, hoa đăng trôi sát cạnh nhau sẽ tượng trưng cho hạnh phúc bền lâu. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Những loại hoa cúng thần linh dịp này là đủ những loại tươi, thơm và rực rỡ nhất. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Những loại hoa cúng thần linh dịp này là đủ những loại tươi, thơm và rực rỡ nhất. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Tắm Phật là một nghi lễ không thể thiếu trong các lễ hội lớn như thế này, do Phật giáo là tôn giáo chính tại Thái Lan. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Tắm Phật là một nghi lễ không thể thiếu trong các lễ hội lớn như thế này, do Phật giáo là tôn giáo chính tại Thái Lan. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Khi thực hiện nghi thức Tắm Phật cần lưu ý chỉ đổ nước từ vai tượng, không đổ từ trên đầu. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Khi thực hiện nghi thức Tắm Phật cần lưu ý chỉ đổ nước từ vai tượng, không đổ từ trên đầu. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Nước đựng trong bát vàng trang trọng, phải là tinh khiết, có thể thả những cánh hoa tươi cho thơm. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Nước đựng trong bát vàng trang trọng, phải là tinh khiết, có thể thả những cánh hoa tươi cho thơm. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Bên cạnh Loy Krathong là không gian tái hiện lễ hội Songkran. Du khách thường biết đến lễ hội này qua hoạt động té nước nhộn nhịp, nhưng đặc trưng không kém còn có những tháp cát. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Bên cạnh Loy Krathong là không gian tái hiện lễ hội Songkran. Du khách thường biết đến lễ hội này qua hoạt động té nước nhộn nhịp, nhưng đặc trưng không kém còn có những tháp cát. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Người dân Thái Lan quan niệm việc gom cát, đắp thành tháp khi đến chùa dịp Songkran là một hành động tạo phước, cầu may, đồng thời là dịp quây quần gia đình. Cát còn đại diện cho sự "rửa trôi" những phiền muộn năm cũ. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Người dân Thái Lan quan niệm việc gom cát, đắp thành tháp khi đến chùa dịp Songkran là một hành động tạo phước, cầu may, đồng thời là dịp quây quần gia đình. Cát còn đại diện cho sự "rửa trôi" những phiền muộn năm cũ. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Không thể thiếu là hoạt động té nước, được hiện đại hóa bằng việc bắn súng nước, tạo không khí vui nhộn, giàu năng lượng. Bên cạnh là những chiếc áo rực rỡ màu sắc, đại diện cho thẩm mỹ mùa Hè (thời điểm diễn ra lễ hội) đối với người Thái. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Không thể thiếu là hoạt động té nước, được hiện đại hóa bằng việc bắn súng nước, tạo không khí vui nhộn, giàu năng lượng. Bên cạnh là những chiếc áo rực rỡ màu sắc, đại diện cho thẩm mỹ mùa Hè (thời điểm diễn ra lễ hội) đối với người Thái. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Du khách đến với sự kiện được khuyến khích tìm hiểu lễ hội thông qua ban tổ chức, do có nhiều người Thái là nghệ nhân, chuyên gia văn hóa từ bản địa. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Du khách đến với sự kiện được khuyến khích tìm hiểu lễ hội thông qua ban tổ chức, do có nhiều người Thái là nghệ nhân, chuyên gia văn hóa từ bản địa. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Một góc trải nghiệm làm đèn lồng con sứa hay "tung" - đồ trang trí trong lễ hội vùng Lan Na phía Bắc Thái Lan. Đây từng là đất của Vương quốc Lan Na, một vương quốc độc lập tồn tại từ thế kỷ 13-18, trước khi sáp nhập vào Vương quốc Xiêm (Thái Lan) ngày nay. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Một góc trải nghiệm làm đèn lồng con sứa hay "tung" - đồ trang trí trong lễ hội vùng Lan Na phía Bắc Thái Lan. Đây từng là đất của Vương quốc Lan Na, một vương quốc độc lập tồn tại từ thế kỷ 13-18, trước khi sáp nhập vào Vương quốc Xiêm (Thái Lan) ngày nay. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Tại lễ hội ở Hoàng Thành Thăng Long sẽ có nghệ nhân làm đèn sứa giới thiệu về cách làm và chia sẻ về các giá trị văn hóa liên quan. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Tại lễ hội ở Hoàng Thành Thăng Long sẽ có nghệ nhân làm đèn sứa giới thiệu về cách làm và chia sẻ về các giá trị văn hóa liên quan. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Ngay cạnh là khu vực hướng dẫn tự tay làm hoa đăng, với phần lõi từ thân chuối giúp nổi trên mặt nước. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Ngay cạnh là khu vực hướng dẫn tự tay làm hoa đăng, với phần lõi từ thân chuối giúp nổi trên mặt nước. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Các bước bao gồm từ bọc thân chuối, gấp lá tạo họa tiết trang trí xung quanh, ở giữa cắm hoa tươi, nến và ba cây hương. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Các bước bao gồm từ bọc thân chuối, gấp lá tạo họa tiết trang trí xung quanh, ở giữa cắm hoa tươi, nến và ba cây hương. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Một số "tung" khác của vùng Lan Na, được dùng để trang trí gian hàng. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam)

Một số "tung" khác của vùng Lan Na, được dùng để trang trí gian hàng. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam)

Một loại "tung" dài như phướn, được đan từ vải và giấy. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Một loại "tung" dài như phướn, được đan từ vải và giấy. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Người Thái rực rỡ với trang phục truyền thống, biểu diễn tại sự kiện. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Người Thái rực rỡ với trang phục truyền thống, biểu diễn tại sự kiện. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Du khách chăm chú chọn mẫu bạc Thái được bày bán trong một gian hàng tại lễ hội. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Du khách chăm chú chọn mẫu bạc Thái được bày bán trong một gian hàng tại lễ hội. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Bạc Thái nổi tiếng với độ tinh khiết và độ bền cao, cho ra chất trang sức sáng bóng và đẹp mắt. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Bạc Thái nổi tiếng với độ tinh khiết và độ bền cao, cho ra chất trang sức sáng bóng và đẹp mắt. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Lễ hội Thái Lan tại Hà Nội còn có các gian hàng liên quan đến ẩm thực, hóa mỹ phẩm và thời trang khác. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Lễ hội Thái Lan tại Hà Nội còn có các gian hàng liên quan đến ẩm thực, hóa mỹ phẩm và thời trang khác. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/kham-pha-hai-le-hoi-noi-tieng-nhat-thai-lan-ngay-tai-ha-noi-post1023567.vnp