Nhà máy Xe lửa Gia Lâm được thành lập năm 1905 dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp. Từ một nhà máy cũ nằm trong diện di dời ra khỏi nội đô - Nhà máy Xe lửa Gia Lâm và các ga tàu hỏa Hà Nội được cải tạo thành các tổ hợp sáng tạo, trở thành nơi “đánh thức” các di sản, tạo ra hệ giá trị mới phục vụ phát triển văn hóa Thủ đô.
Tại Nhà máy có khoảng 10 không gian nghệ thuật, địa điểm tổ chức sự kiện trong những ngày diễn ra Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023.
Triển lãm sắp đặt nghệ thuật "Tiếng gọi" của họa sĩ Thu Trần với những dải tranh vẽ dài từ 40-60m được treo trên trần phân xưởng 3B1. Từng triển lãm được xây dựng hoành tráng, chỉn chu, tỉ mẩn đến từng chi tiết. Tất cả tạo nên không gian khổng lồ giữ trọn sự chảy trôi của văn hóa di sản, của sự đan xen giữa cũ và mới, của ký ức và tương lai.
Những dải tranh vẽ dài được làm từ chất liệu vải Oganza và lụa thực sự làm "choáng ngợp" người xem.
Các tác phẩm làm bằng mây tre đan của tác giả Võ Tấn Tân đến từ Hội An.
Những món đồ thủ công đầy tinh xảo được du khách nước ngoài đặc biệt quan tâm.
Mỗi tác phẩm được trưng bày tại đây là một bức tranh xoay quanh chủ đề về thiên nhiên.
Nhà máy Xe lửa Gia Lâm đã được biến đổi để trở thành các không gian triển lãm với 16 phân khu kết hợp hiệu ứng thị giác độc đáo.
Những dấu tích đã hoen gỉ vượt thời gian tại một góc Nhà máy Xe lửa Gia Lâm.
Nhà máy Xe lửa Gia Lâm (còn gọi là Nhà máy hỏa xa Gia Lâm, hiện nay là Công ty Xe lửa Gia Lâm) được thành lập năm 1905 dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp. Nhà máy không chỉ phục vụ luân chuyển hàng hóa, với mạng lưới đại lý rộng khắp, mà còn nuôi dưỡng sự chuyển dịch của các nền văn hóa và tư tưởng, góp phần hình thành nên tiềm thức của người Việt.
Sau quá trình cải tạo, những tác phẩm nghệ thuật này đã tạo ra một không gian lung linh, rực rỡ sắc màu và huyền ảo tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm (quận Long Biên) dịp diễn ra Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023.
Chị Kim Anh (quận Ba Đình) chia sẻ: “Tôi thích theo dõi các tác phẩm nghệ thuật vào ban đêm. Bởi trong không gian tĩnh lặng, tôi mới cảm nhận được vẻ đẹp và thông điệp mà tác giả gửi tới người xem”.
Pavilion "Không gian Kiến trúc & Nghệ thuật Phân xưởng nóng" trưng bày về những hiện vật tồn tại trong phân xưởng hay các chương trình nghệ thuật tương tác với phong cách thể hiện mới lạ được người xem đặc biệt quan tâm.
Không gian triển lãm các tác phẩm cuộc thi thiết kế nhanh.
Những du khách nước ngoài thật sự bất ngờ và thích thú trước không gian nghệ thuật đặc sắc này.
Hội chợ thủ công nghệ thuật quy tụ nhiều làng nghề, nghệ nhân cũng như những dự án đồ thủ công của các bạn trẻ với hàng loạt mặt hàng gốm sứ, mây tre đan, giấy dó…
Không gian bên ngoài cũng rất phong phú, đặc sắc với nhiều hoạt động trải nghiệm. Trong khuôn viên rộng 20 ha của Nhà máy Xe lửa Hà Nội, du khách sẽ được trải nghiệm hàng chục hoạt động thú vị được tổ chức đan xen như: trải nghiệm ẩm thực, hội chợ thủ công, sáng tác nghệ thuật, hoạt động làng nghề…
Khu hội chợ ẩm thực là nơi dừng chân lý tưởng để du khách nghỉ ngơi khi tham quan Nhà máy Xe lửa Hà Nội với diện tích khá rộng.
Nhà máy Xe lửa Gia Lâm mở cửa cho du khách tham quan. Có thể nhiều người dân đã biết đến địa điểm này, nhưng chưa từng có cơ hội khám phá.
Một góc không gian nghệ thuật sáng tạo tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm
Dù được tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau, nhưng tâm điểm của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 là không gian của Nhà máy Xe lửa Gia Lâm (phố Ngô Gia Tự, quận Long Biên). Người dân Thủ đô thích thú trải nghiệm trèo lên những toa xe lửa huyền thoại một thời.
Triển lãm "Đầu máy xe lửa hơi nước Tự Lực" biểu tượng của ngành đường sắt được trưng bày trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023.
Người dân Thủ đô thích thú chụp lại khoảnh khắc bên cạnh "Đầu máy xe lửa hơi nước Tự Lực". Chị Vân (quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: Đây là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy đầu máy xe lửa hơi nước được sản xuất từ những năm 1964, dù nó đã cũ theo năm tháng nhưng nó vẫn thật đẹp.
Nhà máy Xe lửa Gia Lâm và các ga tàu hỏa Hà Nội được cải tạo thành các tổ hợp sáng tạo. Từ một nhà máy cũ nằm trong diện di dời ra khỏi nội đô, những di sản này đã được đánh thức để tạo ra hệ giá trị mới nhằm mang đến một không gian truyền cảm hứng cho người dân Thủ đô và du khách tham gia, đặc biệt là giới trẻ.