Khám phá 'máy điều hòa' khổng lồ khiến kinh thành Huế luôn mát mẻ

Toàn bộ diện tích mặt nước của Kinh thành, từ các sông lớn cho đến ao hồ nhỏ cùng với các mảng cây xanh đã tạo nên một 'cỗ máy điều hòa' thiên nhiên, giúp điều hòa khí hậu của một vùng rộng lớn.

Trong bố cục cảnh quan ở Kinh thành Huế, yếu tố nước - gồm, sông, hào, hồ, ao - là yếu tố rất quan trọng, được các công trình sư thời nhà Nguyễn quy hoạch rất hoàn chỉnh. Ảnh: Hồ Thái Dịch ở trước điện Thái Hòa, Hoàng thành Huế.

Trong bố cục cảnh quan ở Kinh thành Huế, yếu tố nước - gồm, sông, hào, hồ, ao - là yếu tố rất quan trọng, được các công trình sư thời nhà Nguyễn quy hoạch rất hoàn chỉnh. Ảnh: Hồ Thái Dịch ở trước điện Thái Hòa, Hoàng thành Huế.

Theo TS. Lê Công Sơn, Trưởng Phòng Cảnh quan Môi trường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, các di tích cung đình triều Nguyễn đều được xây dựng kề cận sông, suối gắn liền với hệ sông Hương. Ảnh: Sông Hương đoạn chảy qua Kinh thành Huế.

Theo TS. Lê Công Sơn, Trưởng Phòng Cảnh quan Môi trường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, các di tích cung đình triều Nguyễn đều được xây dựng kề cận sông, suối gắn liền với hệ sông Hương. Ảnh: Sông Hương đoạn chảy qua Kinh thành Huế.

Sông Hương có thể được xem là xương sống, là trục kiến trúc chính của Kinh thành Huế. Tất cả mọi sự quy hoạch và xây dựng của đô thị Huế suốt mấy trăm năm trở lại đây đều dựa trên “trục nước” đặc biệt này. Ảnh: Sông Hương nhìn từ Ngênh Lương Đình, công trình đầu tiên của trục hoàng đạo Kinh thành Huế.

Sông Hương có thể được xem là xương sống, là trục kiến trúc chính của Kinh thành Huế. Tất cả mọi sự quy hoạch và xây dựng của đô thị Huế suốt mấy trăm năm trở lại đây đều dựa trên “trục nước” đặc biệt này. Ảnh: Sông Hương nhìn từ Ngênh Lương Đình, công trình đầu tiên của trục hoàng đạo Kinh thành Huế.

Không chỉ chảy qua mặt chính diện Kinh thành, sông Hương còn là nguồn cấp nước cho hệ thống sông nhân tạo bao quanh ba mặt còn lại của Kinh thành, gồm sông An Hòa ở phía Bắc, sông Kẻ Vạn ở phía Tây, sông Đông Ba ở phía Đông. Ảnh: Một đoạn sông Kẻ Vạn phía ngoài Kinh thành.

Không chỉ chảy qua mặt chính diện Kinh thành, sông Hương còn là nguồn cấp nước cho hệ thống sông nhân tạo bao quanh ba mặt còn lại của Kinh thành, gồm sông An Hòa ở phía Bắc, sông Kẻ Vạn ở phía Tây, sông Đông Ba ở phía Đông. Ảnh: Một đoạn sông Kẻ Vạn phía ngoài Kinh thành.

Ba sông này kết hợp với sông Hương ở phía Nam vừa tạo yếu tố phong thủy “Tứ thủy triều quy”, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ thành và tạo nên hệ thống cấp thoát nước, hệ thống giao thông dường thủy rất thuận lợi. Ảnh: Sông Đông Ba, đoạn chảy qua chùa Diệu Đế.

Ba sông này kết hợp với sông Hương ở phía Nam vừa tạo yếu tố phong thủy “Tứ thủy triều quy”, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ thành và tạo nên hệ thống cấp thoát nước, hệ thống giao thông dường thủy rất thuận lợi. Ảnh: Sông Đông Ba, đoạn chảy qua chùa Diệu Đế.

Hệ thống hào nước nằm dọc theo bốn mặt Kinh thành và Hoàng thành – vòng thành bên trong Kinh thành – có vai trò chủ yếu là phòng thủ, cũng đóng góp một phần không nhỏ vào diện tích mặt nước của Kinh thành Huế. Ảnh: Ngọ Môn nhìn từ hào nước bên ngoài Hoàng thành.

Hệ thống hào nước nằm dọc theo bốn mặt Kinh thành và Hoàng thành – vòng thành bên trong Kinh thành – có vai trò chủ yếu là phòng thủ, cũng đóng góp một phần không nhỏ vào diện tích mặt nước của Kinh thành Huế. Ảnh: Ngọ Môn nhìn từ hào nước bên ngoài Hoàng thành.

Bên trong Kinh thành có sông Ngự Hà, vốn là dòng cũ của sông Kim Long được cải tạo lại và đào dài thêm để dẫn nước xuyên qua Kinh thành. Ảnh: Sông Ngự Hà với cầu Lương Y ở phía xa.

Bên trong Kinh thành có sông Ngự Hà, vốn là dòng cũ của sông Kim Long được cải tạo lại và đào dài thêm để dẫn nước xuyên qua Kinh thành. Ảnh: Sông Ngự Hà với cầu Lương Y ở phía xa.

Sông Ngự Hà đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc lưu thông nước khu vực nội thành và cũng là tuyến giao thông trọng yếu tại các khu vực này. Ảnh: Cầu Ngự Hà với ba cửa cổng lớn để thuyền bè qua lại trên sông Ngự Hà.

Sông Ngự Hà đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc lưu thông nước khu vực nội thành và cũng là tuyến giao thông trọng yếu tại các khu vực này. Ảnh: Cầu Ngự Hà với ba cửa cổng lớn để thuyền bè qua lại trên sông Ngự Hà.

Trong Kinh thành Huế cũng tồn tại rất nhiều ao hồ, có thể là hồ tự nhiên hoặc những đoạn cũ của sông Kim Long, Bạch Yến còn lại sau khi xây dựng Kinh thành. Ảnh: Hồ Tịnh Tâm, hồ nước lớn nhất trong Kinh thành Huế.

Trong Kinh thành Huế cũng tồn tại rất nhiều ao hồ, có thể là hồ tự nhiên hoặc những đoạn cũ của sông Kim Long, Bạch Yến còn lại sau khi xây dựng Kinh thành. Ảnh: Hồ Tịnh Tâm, hồ nước lớn nhất trong Kinh thành Huế.

Ngoài ra còn rất nhiều ao hồ nhỏ được đào trong khuôn viên các cung điện. Các hồ này kết hợp với cây cảnh và hòn non bộ hoặc nhà thủy tạ để tạo nên các cảnh quan hấp dẫn. Ảnh: Sen nở trong hồ nước bao quanh Tạ Trường Du, Hoàng thành Huế.

Ngoài ra còn rất nhiều ao hồ nhỏ được đào trong khuôn viên các cung điện. Các hồ này kết hợp với cây cảnh và hòn non bộ hoặc nhà thủy tạ để tạo nên các cảnh quan hấp dẫn. Ảnh: Sen nở trong hồ nước bao quanh Tạ Trường Du, Hoàng thành Huế.

Toàn bộ diện tích mặt nước của Kinh thành, từ các sông lớn cho đến ao hồ nhỏ cùng với các mảng cây xanh đã tạo nên một “cỗ máy điều hòa” khổng lồ, giúp điều hòa khí hậu của một vùng rộng lớn. Ảnh: Hồ Kim Thủy ở phía Bắc Hoàng thành.

Toàn bộ diện tích mặt nước của Kinh thành, từ các sông lớn cho đến ao hồ nhỏ cùng với các mảng cây xanh đã tạo nên một “cỗ máy điều hòa” khổng lồ, giúp điều hòa khí hậu của một vùng rộng lớn. Ảnh: Hồ Kim Thủy ở phía Bắc Hoàng thành.

Tiếc rằng, với đà phát triển của đô thị, sự lấn chiếm, san lấp trái phép của người dân đã làm cho diện tích các ao hồ, cây canh trong Kinh thành Huế suy giảm nghiêm trọng từ nửa sau thế kỷ 20. Ảnh: Khu dân cư đông đúc bên bờ sông Ngự Hà.

Tiếc rằng, với đà phát triển của đô thị, sự lấn chiếm, san lấp trái phép của người dân đã làm cho diện tích các ao hồ, cây canh trong Kinh thành Huế suy giảm nghiêm trọng từ nửa sau thế kỷ 20. Ảnh: Khu dân cư đông đúc bên bờ sông Ngự Hà.

Sau khi Cố đô Huế được công nhận là Di sản thế giới, cuộc chỉnh trang diện mạo Kinh thành Huế trên quy mô lớn đã được khởi động. Hi vọng rằng đến một ngày, “cỗ máy điều hòa” của Kinh thành sẽ hồi sinh, trả lại không gian mát lành cho vùng đất lịch sử... Ảnh: Hồ bán nguyệt ở Cung Trường Sanh, Hoàng thành Huế, mới được khôi phục gần đây.

Sau khi Cố đô Huế được công nhận là Di sản thế giới, cuộc chỉnh trang diện mạo Kinh thành Huế trên quy mô lớn đã được khởi động. Hi vọng rằng đến một ngày, “cỗ máy điều hòa” của Kinh thành sẽ hồi sinh, trả lại không gian mát lành cho vùng đất lịch sử... Ảnh: Hồ bán nguyệt ở Cung Trường Sanh, Hoàng thành Huế, mới được khôi phục gần đây.

Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/kham-pha-may-dieu-hoa-khong-lo-khien-kinh-thanh-hue-luon-mat-me-2002318.html