Khám phá nhà máy xe lửa hơn 100 năm tuổi, thời gian, địa điểm, giá vé

Nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội), nhà máy xe lửa hơn 100 năm tuổi, một trong những công trình đường sắt trọng yếu người Pháp xây dựng tại Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.

Nhà máy được đặt tại giao điểm của 4 tuyến đường sắt phía Bắc, phục vụ luân chuyển hàng hóa, với mạng lưới đại lý rộng khắp muôn nơi.

Nhà máy xe lửa Gia Lâm được thành lập năm 1905 với tổng diện tích 20ha. Các khuôn viên nhà máy như phân xưởng 3B1, 3B2, 5B, trạm điện 33B được cải tạo trở thành không gian triển lãm độc đáo. Một trong số các địa điểm thu hút nhiều người đến tham quan là khu vực đầu máy xe lửa hơi nước được sản xuất năm 1964, nằm tại khuôn viên vườn nhãn.

Nhà máy xe lửa Gia Lâm là 1 trong 4 điểm được lựa chọn để cải tạo, tu sửa trở thành nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật trong khuôn khổ Lễ hội Sáng tạo Hà Nội 2023.

Ban tổ chức bán vé chuyến tàu đi từ ga Hà Nội đến Nhà máy xe lửa Gia Lâm. Để mua vé bạn có thể lựa chọn đặt trước trên website hoặc đến trực tiếp tại ga Hà Nội để mua theo hướng dẫn của các điều hướng viên. Giá vé từ 20.000 đồng/lượt.

Các tàu LH3 xuất phát ga Hà Nội lúc 8h00, LH5 xuất phát ga Hà Nội lúc 13h20; chiều ngược lại, tàu LH4 xuất phát ga Gia Lâm lúc 10h50, tàu LH6 xuất phát lúc 16h00.

Chuyến tàu xuất phát từ ga Hà Nội, đi đến ga Long Biên rồi qua cầu Long Biên là đến ga Gia Lâm. Ngồi trên tàu nhìn xuống dòng sông Hồng lấp lánh như dát bạc vô cùng ấn tượng. Khi đến ga Gia Lâm, du khách xuống tàu, đi bộ khoảng 5-10 phút theo hướng dẫn để đến Nhà máy xe lửa Gia Lâm.

Địa chỉ: 551 Nguyễn Văn Cừ, Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam

Nhà máy Xe lửa Gia Lâm được thành lập năm 1905 dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp. Là công trình đường sắt trọng yếu người Pháp xây dựng tại Việt Nam. Ban đầu được xây dựng như một kho cơ khí, nơi các đầu máy xe lửa được bảo dưỡng và sửa chữa. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Nhà máy Xe lửa Gia Lâm được thành lập năm 1905 dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp. Là công trình đường sắt trọng yếu người Pháp xây dựng tại Việt Nam. Ban đầu được xây dựng như một kho cơ khí, nơi các đầu máy xe lửa được bảo dưỡng và sửa chữa. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Xưởng sửa chữa, đóng mới đầu máy, toa xe có mái che được thiết kế đặc biệt, với dàn kính lấy ánh sáng; cùng đó là hệ thống cần trục trên cao có thể nâng hàng trăm tấn. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Xưởng sửa chữa, đóng mới đầu máy, toa xe có mái che được thiết kế đặc biệt, với dàn kính lấy ánh sáng; cùng đó là hệ thống cần trục trên cao có thể nâng hàng trăm tấn. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Những bánh xe tàu hỏa đang chờ được hoàn thiện tại một phân xưởng. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Những bánh xe tàu hỏa đang chờ được hoàn thiện tại một phân xưởng. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Người công nhân thuộc phân xưởng gia công, đang sửa chữa vỏ của toa tàu. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Người công nhân thuộc phân xưởng gia công, đang sửa chữa vỏ của toa tàu. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Kết nối giữa các xưởng trong nhà máy có hệ thống đường ray cả khổ 1,435m và khổ 1m và cầu lăn. Đầu máy, toa xe sẽ được kéo từ xưởng lên cầu lăn, sau đó cầu lăn được điều khiển vào đúng vị trí đường ray cần đưa đầu máy, toa xe vào xưởng để kéo sang. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Kết nối giữa các xưởng trong nhà máy có hệ thống đường ray cả khổ 1,435m và khổ 1m và cầu lăn. Đầu máy, toa xe sẽ được kéo từ xưởng lên cầu lăn, sau đó cầu lăn được điều khiển vào đúng vị trí đường ray cần đưa đầu máy, toa xe vào xưởng để kéo sang. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Đầu máy D5H là dòng đầu máy diesel khổ 1.000 mm được mua cũ từ Úc và phục vụ cho Đường sắt Việt Nam. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Đầu máy D5H là dòng đầu máy diesel khổ 1.000 mm được mua cũ từ Úc và phục vụ cho Đường sắt Việt Nam. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Năm 1970, từ kinh phí do chính phủ Ba Lan viện trợ cho Việt Nam nhà máy được đầu tư xây dựng lại . Hệ thống cơ sở hạ tầng, nhà xưởng được đầu tư đồng bộ, thiết kế theo đặc thù của đường sắt để đáp ứng công suất tối đa là đóng mới gần 1.200 toa xe, sửa chữa hơn 120 đầu máy và 600 toa xe/năm. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Năm 1970, từ kinh phí do chính phủ Ba Lan viện trợ cho Việt Nam nhà máy được đầu tư xây dựng lại . Hệ thống cơ sở hạ tầng, nhà xưởng được đầu tư đồng bộ, thiết kế theo đặc thù của đường sắt để đáp ứng công suất tối đa là đóng mới gần 1.200 toa xe, sửa chữa hơn 120 đầu máy và 600 toa xe/năm. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Tháp nước cao 23m. Công trình được xây dựng từ thế kỷ XIX, hiện diện và chứng kiến chặng đường lịch sử hoạt động và phát triển của Nhà máy xe lửa Gia Lâm. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Tháp nước cao 23m. Công trình được xây dựng từ thế kỷ XIX, hiện diện và chứng kiến chặng đường lịch sử hoạt động và phát triển của Nhà máy xe lửa Gia Lâm. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Hiện tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm trở thành điểm nhấn lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 với nhà xưởng, đầu máy trở thành không gian nghệ thuật triển lãm, trưng bày... thu hút đông đảo người dân đến tham quan. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Hiện tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm trở thành điểm nhấn lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 với nhà xưởng, đầu máy trở thành không gian nghệ thuật triển lãm, trưng bày... thu hút đông đảo người dân đến tham quan. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/kham-pha-nha-may-xe-lua-hon-100-nam-tuoi-thoi-gian-dia-diem-gia-ve/315888.html