Khám phá những 'cánh cổng địa ngục' ly kỳ và huyền bí

Những 'cánh cổng địa ngục' giờ đây không còn là câu chuyện huyền thoại mà là cửa ngõ có thật khiến du khách hào hứng, thích thú tìm đến khám phá. Theo Brightside, từ lâu trong nhiều câu chuyện, trần gian và địa ngục được kết nối với nhau bởi một con đường bí mật nào đó. Tuy nhiên, nhiều phát hiện gần đây cho thấy, con đường nối liền mặt đất và thế giới sâu thẳm bên dưới lòng đất là có thật.Nó không chỉ là một con đường duy nhất mà là nhiều con đường với cấu tạo và hình dáng khác nhau, liên kết mặt đất với nhiều phần của thế giới ngầm. Đó chính là điểu khiến du khách tò mò.Cổng địa ngục Darvaza (Tukmenistan)Cổng địa ngục Darvaza tại Turkmenistan chưa từng tắt gần 40 năm qua.Cổng địa ngục là tên gọi của một miệng núi lửa khổng lồ chứa đầy khí metan tự nhiên tại Darvaza, Tukmenistan. Cổng địa ngục này cháy rực lửa trong suốt khoảng 4 thập kỷ qua giữa lòng sa mạc.Từ năm 1971, nhiều dự án khai thác khí đốt tự nhiên đã thực hiện tại đây. Một giàn khoan khổng lồ đã đổ trúng hang động chứa đầy khí metan – loại khí gây hiệu ứng nhà kính vào khí quyển.Cổng này sâu khoảng 20m, rộng 70m, được các nhà khoa học lựa chọn phương án tối ưu nhất là châm lửa bằng một quả lựu đạn cho bay vào miệng núi. Họ hi vọng là lượng khí này sẽ được đốt cháy hết trong vòng một tuần. Tuy nhiên, trái ngược dự tính ấy, ngọn lửa ấy vẫn rực lửa trong suốt khoảng bốn thập kỷ qua. Từ đó, hình thành nên cổng địa ngục như mọi người biết đến.Mặc dù 'cánh cổng địa ngục' có tiềm năng lớn trở thành điểm du lịch thu hút khách bậc nhất Turkmenistan, tổng thống Kurbanguly Berdymukhamedov vẫn ra lệnh cho các quan chức địa phương tìm cách để dập lửa, sau chuyến thăm năm 2010.Giếng thánh Patrick (Ý)'Cổng địa ngục' này được con người tạo nên khi đất nước họ xảy ra chiến tranh.Chỉ cách Rome 100km về phía bắc, thị trấn Orvieto của Umbrian đứng cao trên thung lũng Paglia trên một lớp đá vôi mềm gọi là tufa. Có hai thị trấn riêng biệt: một thị trấn cũ và một thị trấn mới hơn trong thung lũng, nơi bạn sẽ đến bằng tàu hỏa

(SGTTO) – Những “cánh cổng địa ngục” giờ đây không còn là câu chuyện huyền thoại mà là cửa ngõ có thật khiến du khách hào hứng, thích thú tìm đến khám phá.

Theo Brightside, từ lâu trong nhiều câu chuyện, trần gian và địa ngục được kết nối với nhau bởi một con đường bí mật nào đó. Tuy nhiên, nhiều phát hiện gần đây cho thấy, con đường nối liền mặt đất và thế giới sâu thẳm bên dưới lòng đất là có thật.

Nó không chỉ là một con đường duy nhất mà là nhiều con đường với cấu tạo và hình dáng khác nhau, liên kết mặt đất với nhiều phần của thế giới ngầm. Đó chính là điểu khiến du khách tò mò.

Cổng địa ngục Darvaza (Tukmenistan)

Cổng địa ngục Darvaza tại Turkmenistan chưa từng tắt gần 40 năm qua.

Cổng địa ngục Darvaza tại Turkmenistan chưa từng tắt gần 40 năm qua.

Cổng địa ngục là tên gọi của một miệng núi lửa khổng lồ chứa đầy khí metan tự nhiên tại Darvaza, Tukmenistan. Cổng địa ngục này cháy rực lửa trong suốt khoảng 4 thập kỷ qua giữa lòng sa mạc.

Từ năm 1971, nhiều dự án khai thác khí đốt tự nhiên đã thực hiện tại đây. Một giàn khoan khổng lồ đã đổ trúng hang động chứa đầy khí metan – loại khí gây hiệu ứng nhà kính vào khí quyển.

Cổng này sâu khoảng 20m, rộng 70m, được các nhà khoa học lựa chọn phương án tối ưu nhất là châm lửa bằng một quả lựu đạn cho bay vào miệng núi. Họ hi vọng là lượng khí này sẽ được đốt cháy hết trong vòng một tuần. Tuy nhiên, trái ngược dự tính ấy, ngọn lửa ấy vẫn rực lửa trong suốt khoảng bốn thập kỷ qua. Từ đó, hình thành nên cổng địa ngục như mọi người biết đến.

Mặc dù “cánh cổng địa ngục” có tiềm năng lớn trở thành điểm du lịch thu hút khách bậc nhất Turkmenistan, tổng thống Kurbanguly Berdymukhamedov vẫn ra lệnh cho các quan chức địa phương tìm cách để dập lửa, sau chuyến thăm năm 2010.

Giếng thánh Patrick (Ý)

“Cổng địa ngục” này được con người tạo nên khi đất nước họ xảy ra chiến tranh.

“Cổng địa ngục” này được con người tạo nên khi đất nước họ xảy ra chiến tranh.

Chỉ cách Rome 100km về phía bắc, thị trấn Orvieto của Umbrian đứng cao trên thung lũng Paglia trên một lớp đá vôi mềm gọi là tufa. Có hai thị trấn riêng biệt: một thị trấn cũ và một thị trấn mới hơn trong thung lũng, nơi bạn sẽ đến bằng tàu hỏa hoặc đỗ xe. Một chiếc phễu sẽ đưa bạn đến khu phố cổ, nơi bạn sẽ tìm thấy hầu hết các địa điểm du lịch của Orvieto.

Được xem như điều thú vị nhất trong số này chính là “giếng thánh Patrick”. Chính vẻ ngoài kỳ dị này của Giếng thánh giống như chiếc cổng dẫn đến thế giới bên trong lòng đất đã thu hút sự tò mò và kích thích người xem đến khám phá.

Giếng này ban đầu được xây dựng với mục đích là cung cấp nước cho thành phố dưới sự bảo trợ của nhà thờ. Giáo hoàng Clement VII đã cho tiến hành xây dựng giếng này vào năm 1527. Trong trường hợp chiến tranh xảy ra, nước được vận chuyển qua giếng này đến các pháo đài gần đó bằng những con la.

“Cổng địa ngục Patrick” sâu khoảng 61m với hai cầu thang hình xoắn ốc riêng biệt, uốn lượn quanh trục. Một cầu thang nhằm phục vụ cho người dân di chuyển, một con đường sẽ để những con la di chuyển nước đến nơi khác.

Miệng núi lửa Yasur (Vanuatu)

Miệng núi lửa – nơi sinh sống của các vị thần.

Miệng núi lửa – nơi sinh sống của các vị thần.

Vanuatu là một đảo quốc gồm 83 hòn đảo lớn nhỏ nằm ở phía Nam Thái Bình Dương, cách bờ biển Đông Bắc Australia khoảng 1.750km.

Môi trường tự nhiên ở đây được bảo tồn gần như nguyên vẹn với những cánh rừng nguyên sinh xanh tươi rậm rạp, những rạn san hô khỏe mạnh đầy tôm cá, những bãi biển cát trắng mịn và nước biển trong xanh ngây ngất lòng người.

Khách du lịch đến Vanuatu để tận hưởng một không gian hoang sơ đầy quyến rũ mà thiên nhiên ban tặng. Nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, Vanuatu còn là nơi có nhiều núi lửa đang hoạt động. Ngoài dừa xanh và cát trắng thì Vanuatu còn nổi tiếng với một điểm tham quan đặc biệt: núi lửa Yasur, nằm trên đảo Tanna, ngọn núi lửa đang hoạt động dễ tiếp cận nhất trên thế giới.

Yasur là một núi lửa đang hoạt động ở đảo Vanuatu. Lần phun trào cuối cùng của nó là vào năm 2017. Các bộ lạc sống trên đảo tin rằng có một vị thần sống trong lòng núi lửa, và thần sẽ phun lửa nếu họ làm thần nổi giận. Các du khách cũng thường đến đây vì Yasur là một trong những miệng núi lửa dễ tiếp cận nhất trên thế giới.

Hố lớn ở Kimberley ( Nam Phi)

Những viên kim cương được tìm thấy tại Kimberly được hình thành trong mạch núi lửa thẳng đứng. Thành phố Kimberley (Nam Phi) nổi tiếng với Big Hole (hố đất nhân tạo sâu nhất thế giới). Rất nhiều kim cương được tìm thấy tại Kimberley và Big Hole chính là mỏ kim cương lớn nhất với chiều sâu 215m, nằm ngay giữa trung tâm thành phố.

Hố Lớn là một mỏ không hoạt động ở thành phố Kimberley. Trong quá trình tìm kiếm kim cương, những người thợ đã đào cái hố này mà không sử dụng bất kỳ thiết bị hiện đại nào. Các nỗ lực đã mang đến thành công vì đây là nơi viên kim cương De Beers nổi tiếng thế giới, nặng 428,5cara, được tìm thấy.

Hố xanh (rạn san hô Belize)

Những hố sâu gây ấn tượng bởi quá trình hình thành.

Những hố sâu gây ấn tượng bởi quá trình hình thành.

Một hố chìm khổng lồ với đường kính 400m, sâu 120m được hình thành một cách tự nhiên. Địa điểm này thu hút rất nhiều thợ lặn vì sự bí ẩn của nó, nhưng rất nhiều người đã bỏ mạng ở đây, vì thế nó còn có một cái tên khác là “Nghĩa trang của thợ lặn”.

Lighthouse Reef là một đảo san hô nằm cách rạn san hô Belize khổng lồ 55km về phía Đông, ở ngoài khơi bờ biển Belize. Hòn đảo có hình bầu dục, dài khoảng 38km, rộng trung bình 8km và cũng giống như tất cả các đảo san hô khác, Lighthouse Reef được bao bọc bởi các dãy san hô đa sắc màu. Các rạn san hô giống như hàng rào tự nhiên chống lại biển và bao quanh một chiếc đầm phá tương đối sâu.

Hang băng Mutnovsky (Nga)

Vẻ đẹp lung linh của hang băng Mutnovsky ở Nga.

Vẻ đẹp lung linh của hang băng Mutnovsky ở Nga.

Tại Nga có một hang động tuyết được hình thành một cách tự nhiên có vẻ đẹp huyền bí khiến du khách không thể bỏ qua. Nơi này có núi lửa và hang băng hình thành bên cạnh nhau. Tuy nhiên, hiện nay sông băng đã tan chảy rất nhiều và lớp trên của hang động trở nên rất mỏng, nhưng điều này tạo nên một khung cảnh đầy màu sắc hiếm có.

Hang động này giống như một đường hào dài được hình thành do luồng nước nóng chảy bên dưới những cánh đồng tuyết quanh những sườn núi gần núi lửa Mutnovsky. Do lớp băng tuyết trên những ngọn núi lửa Kamchatka những năm gần đây đang có hiện tượng tan chảy, và do ánh sáng mặt trời chiếu vào bên trong nên phần mái trên của hang động ngày càng trở nên mỏng đi, thậm chí có nơi tạo thành những lỗ hổng.

Đây là một khu vực có vẻ đẹp tự nhiên hiếm thấy với những ngọn núi lửa lớn cân xứng, những hồ nước tự nhiên, những dòng sông hoang vu, và có đường biển đẹp.

Dung Trần

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/kham-pha-nhung-canh-cong-dia-nguc-ly-ky-va-huyen-bi/