Khám phá những cây cầu gạch lớn nhất thế giới

Vào cuối thế kỷ XX, gạch và đá là hai vật liệu phổ biến nhất để tạo nên những cây cầu với cấu trúc bền bỉ và mạnh mẽ đã tồn tại hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm trên khắp thế giới.

Một trong những ví dụ điển hình nhất là cầu cạn thung lũng Ouse, được hoàn thành vào năm 1842, thuộc tuyến đường sắt London & Brighton, nằm trên sông Ouse.

Cầu cạn thung lũng Ouse dài 500 mét được xây dựng bằng gạch đỏ truyền thống và đá vôi mịn có màu nhạt hơn. Sự tương phản giữa hai vật liệu thu hút sự chú ý của tất cả du khách.

Cầu cạn thung lũng Ouse dài 500 mét được xây dựng bằng gạch đỏ truyền thống và đá vôi mịn có màu nhạt hơn. Sự tương phản giữa hai vật liệu thu hút sự chú ý của tất cả du khách.

Một đặc điểm khác biệt của cầu cạn này là các khung vòm được sắp xếp hoàn hảo theo một đường thẳng tắp từ đầu đến cuối.

Một đặc điểm khác biệt của cầu cạn này là các khung vòm được sắp xếp hoàn hảo theo một đường thẳng tắp từ đầu đến cuối.

Cầu cạn thung lũng Ouse là một công trình khổng lồ, cần khoảng 11 triệu viên gạch, số gạch sản xuất tại địa phương không đủ dùng nên hơn nửa trong số đó được vận chuyển từ Hà Lan sang. Đá Caen được sử dụng để làm lan can, đầu trụ thì được mang về từ Normandy ở Pháp.

Cầu cạn thung lũng Ouse là một công trình khổng lồ, cần khoảng 11 triệu viên gạch, số gạch sản xuất tại địa phương không đủ dùng nên hơn nửa trong số đó được vận chuyển từ Hà Lan sang. Đá Caen được sử dụng để làm lan can, đầu trụ thì được mang về từ Normandy ở Pháp.

Cầu cạn Göltzsch ở phía bắc Sachsen, cách thị trấn Reichenbach im Vogtland của Đức khoảng 4 km về phía tây. Được xây dựng vào năm 1851, cấu trúc đồ sộ này trải dài khắp thung lũng của sông Gotltz và cao tới hơn 250 feet và có 4 tầng vòm. Trước đây từng là cây cầu đường sắt cao nhất thế giới.

Cầu cạn Göltzsch ở phía bắc Sachsen, cách thị trấn Reichenbach im Vogtland của Đức khoảng 4 km về phía tây. Được xây dựng vào năm 1851, cấu trúc đồ sộ này trải dài khắp thung lũng của sông Gotltz và cao tới hơn 250 feet và có 4 tầng vòm. Trước đây từng là cây cầu đường sắt cao nhất thế giới.

Nhà thiết kế Johann Andreas Schubert, quyết định sử dụng gạch thay cho đá granit vì đã phát hiện ra nguồn vật liệu có sẵn tại địa phương, có thể sản xuất gạch nhanh chóng và hiệu quả. Hơn 20 nhà máy gạch dọc theo tuyến đường sắt đã tham gia sản xuất được hơn 26 triệu viên gạch để xây dựng cây cầu.

Nhà thiết kế Johann Andreas Schubert, quyết định sử dụng gạch thay cho đá granit vì đã phát hiện ra nguồn vật liệu có sẵn tại địa phương, có thể sản xuất gạch nhanh chóng và hiệu quả. Hơn 20 nhà máy gạch dọc theo tuyến đường sắt đã tham gia sản xuất được hơn 26 triệu viên gạch để xây dựng cây cầu.

Là cây cầu gạch lớn thứ hai trên thế giới, cách khoảng 10 km về phía nam của cầu cạn Gotltzsch, cầu cạn Elster được tạo thành từ 12 triệu viên gạch, thuộc tuyến đường sắt bang Saxon-Bavaria.

Là cây cầu gạch lớn thứ hai trên thế giới, cách khoảng 10 km về phía nam của cầu cạn Gotltzsch, cầu cạn Elster được tạo thành từ 12 triệu viên gạch, thuộc tuyến đường sắt bang Saxon-Bavaria.

Đồng Hoa (Theo amusingplanet)

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/kham-pha-nhung-cay-cau-gach-lon-nhat-the-gioi-573134.html