Khám phá nơi những đàn cò bay rợp trời ở Hải Dương

Nhiều năm qua, Đảo Cò Chi Lăng Nam được xem là viên ngọc quý mà thiên nhiên tạo hóa đã ban tặng cho mảnh đất huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

Đảo Cò Chi Lăng Nam được coi là khu sinh thái quý hiếm có giá trị trên nhiều lĩnh vực của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh: Mekong ASEAN.

Đảo Cò Chi Lăng Nam được coi là khu sinh thái quý hiếm có giá trị trên nhiều lĩnh vực của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh: Mekong ASEAN.

Đảo Cò Chi Lăng Nam tọa lạc tại thôn An Dương, xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 70 km về phía Đông và cách thành phố Hải Dương 30 km về phía Nam, hiện được quy hoạch và bảo vệ với diện tích 69,2 ha.

Theo lịch sử địa phương, vào thế kỷ thứ VI, đảo Cò là căn cứ của nghĩa quân Triệu Quang Phục. Vào những năm 1885 - 1889, nơi đây còn là căn cứ của nghĩa quân Nguyễn Thiện Thuật trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. Ngoài ra, còn là nơi sản xuất, cất giấu vũ khí của Trung đoàn 42 và công binh xưởng Quân khu 3…

Tựa như bản hòa tấu

Theo truyền thuyết, Đảo Cò được hình thành hết sức ly kỳ, được các thế hệ trước kể và truyền lại rằng, xưa kia nơi đây là một cánh đồng chiêm trũng và chỉ có cỏ lau sậy mới phát triển được. Ngày đó, ở giữa cánh đồng có nổi lên một gò đất cao, trên đỉnh gò đất có một ngôi miếu linh thiêng.

Vào đầu thế kỷ thứ XIX, một trận đại hồng thủy ập đến đã làm vỡ con đê quanh làng thành 3 đoạn, nước tràn vào ngập trắng cả một vùng, xung quanh gò đất nhô cao nổi lên một xoáy nước khổng lồ. Và chỉ sau một đêm, ngôi miếu ở trên đỉnh gò biến mất, nước ở đây không bao giờ rút nữa, từ đó tạo nên một hồ nước lớn. Hồ này ngày nay được gọi là An Dương với diện tích mặt nước trên 90.000 m2.

Trận đại hồng thủy đầu thế kỷ XIX đã làm vỡ đê sông Luộc, nước tràn vào ngập trắng cả một vùng. Xung quanh gò đất nhô cao giữa cánh đồng trũng An Dương bỗng nổi lên những xoáy nước khổng lồ. Sau 3 trận lũ kinh hoàng ấy, ngôi đền linh thiêng trên đỉnh gò biến mất. Nước không bao giờ rút nữa tạo thành một hồ lớn, nay gọi là hồ An Dương. Ảnh: Mekong ASEAN.

Trận đại hồng thủy đầu thế kỷ XIX đã làm vỡ đê sông Luộc, nước tràn vào ngập trắng cả một vùng. Xung quanh gò đất nhô cao giữa cánh đồng trũng An Dương bỗng nổi lên những xoáy nước khổng lồ. Sau 3 trận lũ kinh hoàng ấy, ngôi đền linh thiêng trên đỉnh gò biến mất. Nước không bao giờ rút nữa tạo thành một hồ lớn, nay gọi là hồ An Dương. Ảnh: Mekong ASEAN.

Hiện ở hồ An Dương có 3 hòn đảo, trong đó hòn đảo chính còn gọi là 3A nằm ở phía Tây hồ, diện tích khoảng 4.505 m2; đảo 3B nằm ở phía Đông hồ, với diện tích hơn 7.140 m2 và đảo phía Nam hồ còn gọi là đảo 4C, có diện tích 5.555 m2.

Hồ An Dương ngày nay có những điểm có độ sâu từ 2 - 2,5 m. Ảnh: Mekong ASEAN.

Hồ An Dương ngày nay có những điểm có độ sâu từ 2 - 2,5 m. Ảnh: Mekong ASEAN.

Đảo Cò là nơi cư ngụ của trên 18.000 con cò và hơn 8.000 con vạc. Trong đó cò có 9 loài tiêu biểu gồm cò trắng, cò ruồi, cò lửa, cò bợ, cò hương, cò nghênh, cò ngang, cò ngàng nhỏ, cò nhạn; vạc có 3 loài gồm vạc xám, vạc lưng xanh và vạc sao có nguồn gốc từ Trung Quốc, Myanmar, Ấn Độ… về đây cư trú. Ngoài cò, vạc thì trên đảo có mồng két, le le, sâm cầm, vịt trời, cốc đen, bồ nông, nhạn… Đặc biệt hơn nữa, hiện nay có 3 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam gần như tuyệt chủng và vẫn tồn tại ở Đảo Cò là bồ nông, cốc đen, cò nhạn.

Trên diện tích mặt hồ hơn 90.000 m2, hiện có 3 đảo gồm hòn đảo chính có tên khoa học là đảo 3A, nằm ở phía Tây hồ có diện tích khoảng 4.505 m2; đảo phía Đông hay còn gọi là đảo 3B, có diện tích trên 7.140 m2; đảo phía Nam gọi là đảo 4C có diện tích 5.555 m2. Ảnh: Mekong ASEAN.

Trên diện tích mặt hồ hơn 90.000 m2, hiện có 3 đảo gồm hòn đảo chính có tên khoa học là đảo 3A, nằm ở phía Tây hồ có diện tích khoảng 4.505 m2; đảo phía Đông hay còn gọi là đảo 3B, có diện tích trên 7.140 m2; đảo phía Nam gọi là đảo 4C có diện tích 5.555 m2. Ảnh: Mekong ASEAN.

Thời điểm đẹp nhất của Đảo Cò chính là cảnh “giao ca” giữa cò và vạc. Vào buổi sáng sớm khi bình minh lên, có hàng nghìn con cò bay lượn, rồi vút cao trên không trung, chúng gọi nhau đi kiếm ăn, tạo nên khung cảnh, âm thanh tựa như một bản hòa tấu lúc trầm, lúc bổng. Đến buổi chiều, khi hoàng hôn buông xuống, hàng nghìn con cò quay trở về phủ trắng cả đảo, và lúc này thì các con vạc mới lặng lẽ cho một chuyến kiếm ăn đêm.

Hiện nay, Đảo Cò là nơi cư ngụ của trên 18.000 con cò và hơn 8.000 con vạc. Ảnh: Mekong ASEAN.

Hiện nay, Đảo Cò là nơi cư ngụ của trên 18.000 con cò và hơn 8.000 con vạc. Ảnh: Mekong ASEAN.

Nhắc đến sự tích vì sao con cò lại kiếm ăn vào ban ngày, còn con vạc thì kiếm ăn vào ban đêm, có câu chuyện kể rằng, ngày xưa cò và vạc chơi rất thân với nhau, trong một lần chúng chơi cá cược, thỏa thuận rằng nếu con nào thua thì phải nhường lại toàn bộ ruộng đồng cho con thắng cuộc. Và trong lần cá cược này vạc đã bị thua, chính vì vậy nó phải nhường lại toàn bộ ruộng đồng cho cò. Từ đó, ban ngày cò được tự do sải cánh bay lượn, kiếm ăn trên khắp cánh đồng, chỉ khi đến tối khi nó trở về nơi trú ngụ rồi, thì vạc mới lặng lẽ đi kiếm ăn…

Ngoài ra, Đảo Cò còn là nơi cư ngụ của nhiều loài khác như mòng két, le le, vịt trời… Ảnh: Mekong ASEAN.

Ngoài ra, Đảo Cò còn là nơi cư ngụ của nhiều loài khác như mòng két, le le, vịt trời… Ảnh: Mekong ASEAN.

Ngày nay, theo lý giải của các nhà khoa học, thức ăn của con cò chủ yếu là dễ kiếm vào ban ngày như cá, tôm, cua, ốc… còn thức ăn của con vạc chỉ có buổi tối mới xuất hiện gồm ếch, nhái… Thêm đặc điểm nữa đó là mắt của con cò vào ban ngày thì rất sáng, còn vào buổi tối mắt của nó bị quáng không nhìn rõ được sự vật xung quanh. Chính vì những đặc tính này, cò thường di chuyển bay lượn tìm kiếm thức ăn vào ban ngày, còn vạc thường hoạt động vào buổi tối và ban đêm.

Đặc biệt nơi đây còn có cò nhạn, bồ nông và cốc đen là 3 loài chim quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Ảnh: Mekong ASEAN.

Đặc biệt nơi đây còn có cò nhạn, bồ nông và cốc đen là 3 loài chim quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Ảnh: Mekong ASEAN.

Một trong những điểm đến của du lịch Hải Dương

Theo người dân trong vùng, hồ An Dương còn nổi tiếng với việc nước chưa bao giờ cạn, quanh năm nước trong xanh. Vào năm 2009, người dân nơi đây đã thuê rất nhiều máy bơm công suất lớn với ý định tát cạn nước để khám phá lòng hồ. Tuy nhiên, dù được bơm rất nhiều ngày nhưng không thể cạn, nước rút đến đâu lại được bồi vào đến đó.

Đảo Cò Chi Lăng Nam ngày càng thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm. Ảnh: Mekong ASEAN.

Đảo Cò Chi Lăng Nam ngày càng thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm. Ảnh: Mekong ASEAN.

Có một số lý giải cho rằng, lòng hồ An Dương có những mạch nước ngầm thông với sông Cửu An gần đó, chính vì vậy nước trong hồ không bao giờ cạn.

Đến Đảo Cò Chi Lăng Nam vào lúc sáng sớm hay hoàng hôn, du khách cảm nhận sự yên bình khi ngồi trên chiếc thuyền lướt nhẹ trên mặt hồ An Dương, thả mình vào không gian thơ mộng và cảnh “giao ca” giữa cò và vạc. Ảnh: Mekong ASEAN.

Đến Đảo Cò Chi Lăng Nam vào lúc sáng sớm hay hoàng hôn, du khách cảm nhận sự yên bình khi ngồi trên chiếc thuyền lướt nhẹ trên mặt hồ An Dương, thả mình vào không gian thơ mộng và cảnh “giao ca” giữa cò và vạc. Ảnh: Mekong ASEAN.

Trao đổi với Mekong ASEAN, đại diện Ban quản lý Khu du lịch sinh thái đảo Cò (xã Chi Lăng Nam) cho biết, thời kỳ sinh sản của cò ở đây từ tháng 1 - 7 âm lịch hàng năm, trong đó từ tháng 1 - 4 cò thường để trứng; tháng 5 - 7 cò non có thể theo cò bố, mẹ đi kiếm ăn, thời điểm này cũng là mùa mưa vì vậy thức ăn cũng dễ kiếm.

Những âm thanh lúc trầm, lúc bổng của tiếng cò, tiếng vạc gọi nhau tạo nên những bản hòa tấu nhịp nhàng. Ảnh: Mekong ASEAN.

Những âm thanh lúc trầm, lúc bổng của tiếng cò, tiếng vạc gọi nhau tạo nên những bản hòa tấu nhịp nhàng. Ảnh: Mekong ASEAN.

Cùng với cò, vạc và các loài khác ở trên đảo, dưới lòng hồ An Dương còn có các thủy sinh vật, đặc biệt có các loài quý hiếm còn tồn tại ở đây như cá chuối hoa, ba ba, rái cá, cá măng kìm… Và nhiều loài cá to, với cân nặng từ 20, tới 50 kg.

Các cấp chính quyền và người dân nơi đây luôn ý thức được tiềm năng kinh tế mà cò, vạc mang lại, không chỉ lợi ích về mặt du lịch mà còn cả về mặt nông nghiệp, vì vậy mọi người luôn ra sức bảo vệ đảo, trồng thêm nhiều cây cối làm nơi trú ngụ cho chúng. Ảnh: Mekong ASEAN.

Các cấp chính quyền và người dân nơi đây luôn ý thức được tiềm năng kinh tế mà cò, vạc mang lại, không chỉ lợi ích về mặt du lịch mà còn cả về mặt nông nghiệp, vì vậy mọi người luôn ra sức bảo vệ đảo, trồng thêm nhiều cây cối làm nơi trú ngụ cho chúng. Ảnh: Mekong ASEAN.

Theo lãnh đạo UBND huyện Thanh Miện, với những giá trị về văn hóa, lịch sử, tâm linh và sự đa dạng sinh học, ngày 8/7/2014, Khu du lịch sinh thái đảo Cò (xã Chi Lăng Nam) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Và mới đây, ngày 20/6/2024, UBND tỉnh Hải Dương cũng đã ban hành quyết định số 1492/QĐ-UBND công nhận Di tích quốc gia Danh lam thắng cảnh đảo Cò là Khu du lịch cấp tỉnh.

Thời gian trước, cò, vạc trú ngụ ở đảo trong khoảng từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau. Bây giờ chúng không những chỉ về đây trú ngụ quanh năm mà còn làm tổ, sinh sản ngay trên đảo, khiến cho số lượng cò, vạc ngày một nhiều hơn. Ảnh: Mekong ASEAN.

Thời gian trước, cò, vạc trú ngụ ở đảo trong khoảng từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau. Bây giờ chúng không những chỉ về đây trú ngụ quanh năm mà còn làm tổ, sinh sản ngay trên đảo, khiến cho số lượng cò, vạc ngày một nhiều hơn. Ảnh: Mekong ASEAN.

“Sự đa dạng về động vật, thực vật, cảnh quan nơi đây đã tạo ra một hệ sinh thái rất hấp dẫn và hiếm có tại Khu vực đồng bằng châu thổ Sông Hồng, thu hút ngày càng nhiều du khách; đồng thời là địa chỉ để thực hiện giáo dục môi trường đối với các em học sinh, sinh viên… rất phù hợp”, ông Phan Minh Thắng, một du khách đến từ tỉnh Thái Nguyên nhận định.

Ngoài các loài cò,vạc, chim… trong lòng hồ An Dương còn có phong phú các loại cây thủy sinh, các loại cá, tôm, một số loài sinh vật quý như cá chuối hoa, ba ba, rái cá, cá măng kìm... Ảnh: Mekong ASEAN.

Ngoài các loài cò,vạc, chim… trong lòng hồ An Dương còn có phong phú các loại cây thủy sinh, các loại cá, tôm, một số loài sinh vật quý như cá chuối hoa, ba ba, rái cá, cá măng kìm... Ảnh: Mekong ASEAN.

Cũng theo đại diện Ban quản lý Khu du lịch sinh thái đảo Cò, đến huyện Thanh Miện, sau khi khám phá, check-in tại khu vực đảo Cò, tiếp theo du khách có thể đi thuyền hoặc di chuyển theo con đường đi bộ từ cổng di tích vào để đến khu vực đầm sen (nằm ở vùng đệm sinh học của Khu du lịch sinh thái đảo Cò, cách đảo 4C khoảng 100 m), vườn dưa lưới Phong Cò, chùa Nam - đình Nam, miếu Triều Trang, chùa Hoa Dương - đình Phương Dương, làng nghề bánh đa Hội Yên và đền Mẫu… để tham quan, chiêm bái, trải nghiệm…

Phùng Nguyện

Phùng Nguyện

Nguồn Mekong Asean: https://mekongasean.vn/kham-pha-noi-nhung-dan-co-bay-rop-troi-o-hai-duong-31209.html