KHẨN CẤP CỨU TRỢ NGƯỜI DÂN BỊ CÔ LẬP VÌ MƯA LŨ

Ngày 24/7, Bộ Quốc phòng đã huy động 2 máy bay trực thăng thuộc Công ty Trực thăng Miền Bắc và Trung đoàn 916 thực hiện nhiệm vụ cứu trợ khẩn cấp cho người dân bị cô lập.

Bộ Quốc phòng đã huy động 2 máy bay trực thăng thuộc Công ty Trực thăng Miền Bắc và Trung đoàn 916 thực hiện nhiệm vụ cứu trợ khẩn cấp cho người dân bị cô lập.

Bộ Quốc phòng đã huy động 2 máy bay trực thăng thuộc Công ty Trực thăng Miền Bắc và Trung đoàn 916 thực hiện nhiệm vụ cứu trợ khẩn cấp cho người dân bị cô lập.

Khẩn cấp cứu trợ đồng bào bị cô lập vì mưa lũ

Trước tình hình mưa lũ nghiêm trọng tại phía Tây tỉnh Nghệ An, khiến 3 cầu treo bị cuốn trôi, đặc biệt, tuyến Quốc lộ 7A-trục huyết mạch nối các xã phía Tây tỉnh Nghệ An đã bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều đoạn ngập sâu trong nước, khiến giao thông tê liệt hoàn toàn, lực lượng cứu trợ không thể tiếp cận bằng đường bộ.

Trước thực trạng trên, ngày 24/7, Bộ Quốc phòng đã huy động 2 máy bay trực thăng thuộc Công ty Trực thăng Miền Bắc và Trung đoàn 916 thực hiện nhiệm vụ cứu trợ khẩn cấp cho người dân bị cô lập.

Theo đó các máy bay trực thăng đã mang theo hàng chục tấn hàng hóa thiết yếu như lương thực, nước sạch, thuốc men, áo phao… bay vào các khu vực bị cô lập để tiếp tế cho bà con. Trực thăng sẽ thả hàng tại 5 điểm ở các xã Mường Xén, Mường Típ, Nhôn Mai, Mỹ Lý, Bắc Lý.

Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 cho biết: đã yêu cầu các đơn vị liên quan chủ động phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị kỹ lưỡng về phương án bay, lựa chọn điểm hạ cánh an toàn, đảm bảo hàng hóa đến đúng nơi, đúng đối tượng.

Tình hình vẫn còn diễn biến phức tạp

Việc cứu trợ phải triển khai nhanh, chính xác, tuyệt đối an toàn. Tình hình vẫn còn diễn biến phức tạp, các đơn vị phải duy trì chế độ sẵn sàng chiến đấu cao, theo dõi sát mưa lũ, đồng thời chủ động lực lượng cơ động, phương tiện ứng cứu khi có lệnh”

Đồng chí Tư lệnh Quân khu 4 cũng yêu cầu các đơn vị hậu cần, quân y chuẩn bị sẵn các gói hàng cứu trợ dự phòng, thuốc men, lương khô, nước uống để tăng cường cho các chuyến bay sau, bảo đảm không đứt quãng nguồn tiếp tế.

Các chuyến bay cứu trợ sẽ tiếp tục được duy trì tùy vào diễn biến mưa lũ

Các chuyến bay cứu trợ sẽ tiếp tục được duy trì tùy vào diễn biến mưa lũ và tuyệt đối không để người dân vùng lũ thiếu lương thực, thực phẩm, nước sạch và thuốc men tuyệt đối không để người dân nào bị bỏ lại phía sau.

Theo thống kê mới nhất của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An, trên địa bàn tỉnh còn trên 9.000 hộ bị cô lập, chia cắt và mất điện hoàn toàn.

Địa phương cũng có 3 người bị chết, 4 người bị thương do ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Về giao thông có 27 vị trí bị sạt lở taluy, 49 điểm bị sạt lở ách tắc, 69 điểm bị ngập nước, chiều dài đường bị hư hỏng là 1.702m.

Trực thăng đã tiếp cận và thả hàng tại vùng bị cô lập vì mưa lũ

Theo báo QĐND, ngày 24/7, những chuyến trực thăng đầu tiên do Bộ Quốc phòng điều động đã tiếp cận thành công các điểm bị cô lập tại vùng lũ phía Tây Nghệ An, mang theo hàng chục tấn nhu yếu phẩm.

Do ảnh hưởng của mưa lũ kéo dài, tuyến Quốc lộ 7A - trục giao thông huyết mạch nối trung tâm tỉnh Nghệ An với các huyện miền núi phía Tây - bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều đoạn ngập sâu, gây chia cắt hoàn toàn một số địa bàn. Hàng trăm hộ dân rơi vào tình cảnh thiếu nước sạch, lương thực, thuốc men.

Trước tình hình cấp bách, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo khẩn cấp điều động hai trực thăng của Công ty Trực thăng Miền Bắc (Binh đoàn 18) và Trung đoàn 916 (Sư đoàn Không quân 371) thực hiện nhiệm vụ cứu trợ. Các máy bay xuất phát từ sân bay Gia Lâm, cơ động vào sân bay Vinh, sau đó triển khai vận chuyển hàng hóa lên vùng lũ.

Chuyến bay đầu tiên đã hạ cánh tại xã Tương Dương.

Chuyến bay đầu tiên đã hạ cánh tại xã Tương Dương.

Chuyến bay đầu tiên đã hạ cánh tại xã Tương Dương. Người dân xúc động khi chứng kiến trực thăng lần đầu tiên xuất hiện giữa bản làng, mang theo lương thực, nước uống, áo phao, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác.

Đại tá Phạm Văn Dũng, Giám đốc Công ty Trực thăng Miền Bắc, Binh đoàn 18, Bộ Quốc phòng cho biết: “Sáng nay, lúc 6 giờ 30 phút, chúng tôi nhận được lệnh của Bộ Quốc phòng điều động trực thăng từ Sân bay Gia Lâm cơ động vào Sân bay Vinh để vận chuyển hàng cứu trợ lên địa bàn vùng lũ Nghệ An.

Chuyến hàng cứu trợ đến với đồng bào vùng lũ Con Cuông (Nghệ An). Ảnh QĐND

Chuyến hàng cứu trợ đến với đồng bào vùng lũ Con Cuông (Nghệ An). Ảnh QĐND

Ngay sau đó, đơn vị đã sử dụng tổ bay cấp 2 sẵn sàng cho nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Sau 45 phút chuẩn bị, máy bay đã cất cánh và có mặt tại Sân bay Vinh.

Tại đây, dưới sự chỉ đạo của Tư lệnh Quân khu 4, đơn vị bay tiếp tục nhận nhiệm vụ vận chuyển hàng cứu trợ gồm các nhu yếu phẩm, lương thực, nước uống để cứu trợ bà con. Điểm đến đầu tiên là xã Tương Dương. Hiện tại, máy bay đã hạ cánh thả hàng và đang trên đường quay trở về để thực hiện các chuyến bay tiếp theo.

Sau nhiều ngày bị cô lập, người dân vùng lũ xúc động khi lực lượng Quân đội tiếp tế, cứu trợ bằng máy bay trực thăng. Ảnh QĐND

Sau nhiều ngày bị cô lập, người dân vùng lũ xúc động khi lực lượng Quân đội tiếp tế, cứu trợ bằng máy bay trực thăng. Ảnh QĐND

"Khó khăn lớn nhất là việc xác định điểm hạ cánh bởi đơn vị không thể khảo sát trước. Do đó, việc hạ cánh hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và bản lĩnh của phi công”, Đại tá Phạm Văn Dũng thông tin thêm.

Trong ngày, các trực thăng sẽ thực hiện thêm 4-5 chuyến bay, mỗi chuyến chở khoảng 3-3,5 tấn hàng hóa, tiếp tục tiếp tế cho các khu vực bị chia cắt.

Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 trao hàng cứu trợ cho bà con vùng lũ Tương Dương bị cô lập do lũ.

Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 trao hàng cứu trợ cho bà con vùng lũ Tương Dương bị cô lập do lũ.

Hơn 18 tấn hàng cứu trợ được trực thăng đưa đến vùng lũ Nghệ An

Đến chiều 24/7, lực lượng trực thăng do Bộ Quốc phòng điều động đã thực hiện thành công 6 chuyến trực thăng vận chuyển hơn 18 tấn hàng hóa cứu trợ khẩn cấp tới các khu vực bị cô lập nghiêm trọng do mưa lũ tại tỉnh Nghệ An. Các chuyến bay được thực hiện theo phương án cơ động linh hoạt, đảm bảo đưa nhu yếu phẩm thiết yếu đến đúng địa bàn trọng điểm, kịp thời hỗ trợ người dân trong tình thế cấp bách.

Chuyến bay đầu tiên hạ cánh tại xã Tương Dương (tỉnh Nghệ An) nơi bị lũ chia cắt nhiều ngày. Tiếp đó là chuyến bay tiếp cận địa bàn xã Mường Xén, Con Cuông. Tại hai xã Mỹ Lý và Nhôn Mai, do địa hình hiểm trở và không có vị trí hạ cánh an toàn nên tổ bay đã thực hiện thả hàng từ trên cao.

Trong kế hoạch, trực thăng sẽ đến khu vực Mường Típ và Mường Ải những khu vực bị sạt lở, cô lập nghiêm trọng, song do thời tiết chuyển biến xấu, máy bay buộc phải chuyển hướng và hạ cánh tại bản Chắn, xã Tương Dương.

Sau khi thực hiện hai chuyến bay, Thượng tá Trần Đức Khanh, Trưởng phòng Huấn luyện, Công ty Trực thăng miền Bắc cho biết, việc cứu trợ bằng máy bay gặp nhiều khó khăn. Sau mưa bão, thời tiết biến đổi thất thường, mây dông có thể ập tới bất cứ lúc nào, ảnh hưởng đến quá trình bay.

Việc tìm được địa điểm để thả hàng cho bà con rất khó khăn. May mắn là ở một số xã như Tương Dương có sân vận động có thể hạ cánh, nhưng có nhiều xã như Mỹ Lý, Nhôn Mai địa hình rừng núi hiểm trở, nước lũ chia cắt nên không có chỗ để trực thăng hạ cánh, tổ bay buộc phải thả hàng từ trên xuống.

"Công ty Trực thăng miền Bắc (Binh đoàn 18, Bộ Quốc phòng) luôn có một tổ bay cấp 2, sẵn sàng làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn. Để thực hiện được các chuyến bay an toàn, hiệu quả, tổ bay đã làm tốt công tác chuẩn bị, lựa chọn những đồng chí có kinh nghiệm, giờ bay cao. Khi nhận nhiệm vụ, chúng tôi đã triển khai nhanh nhất có thể nhưng vẫn phải đảm bảo quy trình, an toàn”, Thượng tá Trần Đức Khanh thông tin thêm.

Hàng hóa được vận chuyển đến bà con đang bị lũ cô lập. Ảnh QĐND

Hàng hóa được vận chuyển đến bà con đang bị lũ cô lập. Ảnh QĐND

Quyết liệt, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ

Chiều 23/7, đồng chí Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh ủy chủ trì cuộc họp của Thường trực Tỉnh ủy để chỉ đạo ứng phó với bão số 3, mưa lũ do hoàn lưu bão và triển khai các nhiệm vụ quan trọng.

Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra mưa to đến rất to gây lũ, ngập lụt, sạt lở đất. Lượng mưa đo được tại các Trạm Khí tượng Thủy văn từ 19h ngày 21/7 đến 19h ngày 22/7 phổ biến từ 100mm đến 200mm, có nơi trên 250 mm.

Ngoài ra, do lưu lượng nước từ thượng nguồn về rất lớn nên đã gây ngập lụt diện rộng, sạt lở đất gây chia cắt, ngập lụt nhiều xã miền núi, cơ sở hạ tầng bị cuốn trôi, hư hỏng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân.

Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 nắm tình hình lũ lụt tại xã Tương Dương.

Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 nắm tình hình lũ lụt tại xã Tương Dương.

Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều công điện, thông báo để chủ động ứng phó với bão số 3 và mưa lũ do hoàn lưu bão; khẩn trương huy động mọi lực lượng, phương tiện hỗ trợ di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn.

Lãnh đạo tỉnh đã tổ chức nhiều đoàn đi kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 3 tại một số địa bàn trọng điểm xung yếu; kiểm tra công tác vận hành tại Công ty Thủy điện Bản Vẽ và chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai tại một số địa phương. Công tác vận hành liên hồ chứa nước, xả lũ thủy điện được thực hiện nhịp nhàng, đúng quy trình, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du.

Đồng chí Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh ủy chủ trì cuộc họp của Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo ứng phó với bão số 3 và mưa lũ do hoàn lưu bão. Ảnh: báo Nghệ An

Đồng chí Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh ủy chủ trì cuộc họp của Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo ứng phó với bão số 3 và mưa lũ do hoàn lưu bão. Ảnh: báo Nghệ An

Đến thời điểm này, số liệu thiệt hại thống kê chưa đầy đủ do nhiều địa phương, đơn vị đang bị cô lập, mất điện, mất liên lạc, chưa báo cáo được. Bước đầu ghi nhận trên địa bàn tỉnh đã có 3 người chết, 1 người mất tích, 4 người bị thương, 417 nhà bị thiệt hại, 3.237 nhà bị ngập nước.

Tính đến 11h ngày 23/7/2025, các xã đã di dời hàng ngàn hộ dân đến nơi trú tránh an toàn. Đến nay, nhiều xã đang bị cô lập, chia cắt và mất điện hoàn toàn, như: Tương Dương 21 thôn, bản; Tam Quang 29 hộ; Mường Xén 9 khối và hàng trăm hộ dân tại các xã: Châu Khê, Hữu Khuông, Keng Đu, Mỹ Lý, Hữu Kiệm, Bắc Lý, Mường Típ, Nhôn Mai, Tam Quang, Con Cuông.

Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 45 điểm sạt lở taluy; 1.522m chiều dài đường sạt lở, hư hỏng; 49 điểm sạt lở, ách tắc; 56 điểm giao thông bị ngập nước, ách tắc; 3 cầu treo bị cuốn trôi và nhiều thiệt hại về nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục...

Tại cuộc họp, lãnh đạo các sở, ngành đã báo cáo cụ thể những công việc đã triển khai và những biện pháp trong thời gian tới để khắc phục hậu quả thiên tai tại một số địa phương.

Phân tích thêm các nguyên nhân gây ngập, lụt, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hồng Vinh cho biết, công tác tuyên truyền đã được thực hiện kịp thời, công tác vận hành liên hồ chứa nước, đặc biệt là tại Thủy điện Bản Vẽ đã được thực hiện đúng quy trình. Mặc dù nhiều xã bị cô lập, chia cắt nhưng không có tình trạng người dân thiếu ăn.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hồng Vinh đã trao đổi những giải pháp để khắc phục tình trạng sạt lở, chia cắt... và nêu các nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, địa phương.

Trao đổi các giải pháp ứng phó, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cho rằng cần đảm bảo thực phẩm cho người dân, khi nước rút thì ngành Y tế hỗ trợ, hướng dẫn xử lý môi trường, nước sạch cho người dân. Các ngành Quân sự, Công an huy động lực lượng tích cực hỗ trợ chính quyền và người dân ứng phó kịp thời, đặc biệt là trong công tác khắc phục hậu quả lũ lụt.

Đồng thời, yêu cầu các địa phương triển khai công tác ứng phó, khắc phục với phương châm "4 tại chỗ"; tăng cường công tác tuyên truyền để cả xã hội, người dân cùng đồng lòng vượt qua khó khăn. Trong thời gian tới, nghiên cứu di dời các hộ dân trong vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn...

Đảm bảo an toàn tối đa tính mạng và tài sản cho người dân

Kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Trung thay mặt Thường trực Tỉnh ủy ghi nhận, đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Đảng ủy UBND tỉnh, UBND tỉnh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó với bão số 3 và mưa lũ do hoàn lưu bão tại các xã khu vực miền Tây Nghệ An, qua đó góp phần hạn chế các thiệt hại xảy ra.

Các sở, ngành, địa phương đã vào cuộc tích cực, chủ động. Công tác tuyên truyền của các cơ quan báo chí, cán bộ, đảng viên và người dân được thực hiện kịp thời.

Đặc biệt, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cấp xã mới rất tích cực, sát việc và triển khai công việc nhanh, bám sát tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư là không chủ quan, chủ động ứng kịp thời với tình hình mưa lũ, ngập lụt, cơ bản đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản nhân dân và Nhà nước.

Nhấn mạnh tình hình mưa lũ, ngập lụt trong những ngày tới sẽ còn diễn biến phức tạp, để đảm bảo công tác ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Trung thay mặt Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu Đảng ủy UBND tỉnh, Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương trong phạm vi ảnh hưởng tổ chức trực ban 24/24h, có phương án khắc phục ở mức cao nhất, trước hết theo phương châm "4 tại chỗ".

Đặc biệt, bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng và tài sản người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của người dân, doanh nghiệp, Nhà nước; tiếp tục rà soát các khu dân cư ven sông, suối, vùng có nguy cơ lũ ống, lũ quét, ngập lụt, sạt lở, trong đó có các địa bàn xã vùng hạ lưu để có phương án kịp thời sơ tán người dân đến nơi an toàn, trong trường hợp cần thiết tiến hành cưỡng chế. Huy động lực lượng để hỗ trợ di dời người dân và tài sản khi có yêu cầu.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Trung đề nghị Đảng ủy UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các xã tập trung huy động hệ thống chính trị của địa phương thực hiện tốt công tác ứng phó, khắc phục hậu quả; bố trí lực lượng, tăng cường tuần tra, canh gác tại các vị trí xung yếu.

Sẵn sàng hỗ trợ đảm bảo an toàn giao thông tại các ngầm tràn, khu vực nước chảy xiết, khu vực đã sạt lở, kiên quyết không cho người dân và phương tiện đi qua. Tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp an toàn trong và sau mưa lũ, ngập lụt.

Cùng đó, có biện pháp ứng cứu kịp thời, tiếp cận các địa điểm, khu vực dân cư ở các xã, thôn, bản đang bị cô lập, chia cắt để đảm bảo cung ứng nhu yếu phẩm cho người dân.

Có phương án đảm bảo vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, dọn dẹp môi trường sau khi nước rút.

Chỉ đạo các nhà máy thủy điện theo dõi, thực hiện nghiêm quy trình xả lũ và kịp thời thông báo cho các địa phương, từ đó thông tin kịp thời đến người dân vùng bị ảnh hưởng.

Trường hợp cần thiết thì báo cáo với Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, MTTQ tỉnh để chỉ đạo kịp thời và báo cáo cơ quan Trung ương.

Phân công các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành xuống các địa bàn trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, kịp thời thăm hỏi, động viên nhân dân và triển khai công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ, ngập lụt.

Đối với các lực lượng quân sự, biên phòng, công an tiếp tục chủ động triển khai lực lượng, đảm bảo các phương án ứng phó, khắc phục, hỗ trợ người dân, đồng thời đảm bảo an ninh trật tự trong thời điểm mưa lũ.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Trung yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị tập trung cao nhất cho công tác ứng phó, khắc phục hậu quả lũ lụt theo tinh thần chủ động, quyết liệt với phương châm "4 tại chỗ", bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.

Các cơ quan báo chí kịp thời thông tin, tuyên truyền đầy đủ, chính xác để tuyên truyền cho người dân thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong tình hình mưa lũ, ngập lụt.

Bộ đội Biên phòng giúp người dân Nghệ An khắc phục hậu quả mưa lũ

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã nhanh chóng tăng cường lực lượng đến các vùng bị thiệt hại nặng nề ở miền Tây Nghệ An tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ do bão số 3 gây ra, giúp nhân dân vơi bớt khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống.

Đồn Biên phòng Thông Thụ phối hợp giúp nhân dân di dời tài sản.

Đồn Biên phòng Thông Thụ phối hợp giúp nhân dân di dời tài sản.

Bộ đội Biên phòng có mặt tại nhiều địa bàn bị thiệt hại nặng cùng nhân dân di dời tài sản, khắc phục hậu quả.

Bộ đội Biên phòng có mặt tại nhiều địa bàn bị thiệt hại nặng cùng nhân dân di dời tài sản, khắc phục hậu quả.

Bộ đội Biên phòng Tam Quang cõng đưa một cụ ông đến nơi an toàn.

Bộ đội Biên phòng Tam Quang cõng đưa một cụ ông đến nơi an toàn.

Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 trực tiếp kiểm tra thực địa tại Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Đồn Biên phòng Phúc Sơn (BĐBP Nghệ An) và một số địa bàn bị ảnh hưởng tại các xã Con Cuông, Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 trực tiếp kiểm tra thực địa tại Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Đồn Biên phòng Phúc Sơn (BĐBP Nghệ An) và một số địa bàn bị ảnh hưởng tại các xã Con Cuông, Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

Cùng người dân dọn bùn đất khi nước rút.

Cùng người dân dọn bùn đất khi nước rút.

Khắc phục hậu quả mưa lũ trên địa bàn.

Khắc phục hậu quả mưa lũ trên địa bàn.

Bội đội Biên phòng Nghệ An giúp người dân di chuyển đồ đạc.

Bội đội Biên phòng Nghệ An giúp người dân di chuyển đồ đạc.

Đồn Biên phòng Thông Thụ phối hợp giúp nhân dân di dời tài sản.

Đồn Biên phòng Thông Thụ phối hợp giúp nhân dân di dời tài sản.

Đồn Biên phòng Tri Lễ tiếp tục phối hợp với các lực lượng và địa phương giúp Nhân dân khắc phục hậu quả lũ lụt sau cơn bão số 3 trên địa bàn xã Tri Lễ.

Đồn Biên phòng Tri Lễ tiếp tục phối hợp với các lực lượng và địa phương giúp Nhân dân khắc phục hậu quả lũ lụt sau cơn bão số 3 trên địa bàn xã Tri Lễ.

Đồn BP Châu Khê hỗ trợ nhân dân địa phương bị ngập lụt di chuyển tài sản đến nơi an toàn; đồng thời tổ chức lực lượng ứng trực tại các điểm ngập sâu.

Đồn BP Châu Khê hỗ trợ nhân dân địa phương bị ngập lụt di chuyển tài sản đến nơi an toàn; đồng thời tổ chức lực lượng ứng trực tại các điểm ngập sâu.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 120/CĐ-TTg ngày 23/7/2025 về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Môi trường, Tài chính, Công Thương, Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nội.

Công điện nêu rõ: Bão số 3 (tên quốc tế là Wipha) đã đổ bộ trực tiếp vào đất liền nước ta với sức gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 11-12, gây mưa lớn, nước biển dâng cao, ngập úng tại nhiều khu vực ven biển; trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xuất hiện lũ đặc biệt lớn tại thượng nguồn sông Cả (lưu lượng dòng chảy về hồ Bản Vẽ vượt lưu lượng lũ kiểm tra), gây ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng tại nhiều khu dân cư ven sông; một số nơi đã xảy ra sự cố đê điều, hồ đập, lũ quét, sạt lở đất ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhân dân.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã theo dõi nắm chắc tình hình, có 03 công điện chỉ đạo chủ động từ sớm, từ xa, với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhưng bình tĩnh, sáng suốt, kịp thời, hiệu quả, sát diễn biến bão lũ; Ban Bí thư đã có văn bản yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội không được chủ quan, tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, ứng phó với bão; các bộ, ngành, nhất là các Bộ: Nông nghiệp và Môi trường, Quốc phòng, Công an và cấp ủy, chính quyền các địa phương đã chủ động, tích cực vào cuộc, bám sát địa bàn để lãnh đạo, chỉ đạo, cùng với đó là sự tự giác, chủ động trong ứng phó của Nhân dân đã góp phần hạn chế được thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân, nhà nước, giảm thiểu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân.

Mô hình chính quyền địa phương hai cấp nhiều nơi bước đầu đã được hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả, sát dân theo phương châm 4 tại chỗ trong công tác phòng, chống thiên tai.

Triển khai các biện pháp cần thiết để giảm thiệt hại, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Để nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định tình hình Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố nêu trên (bị ảnh hưởng do đợt bão, mưa lũ vừa qua) tập trung triển khai các biện pháp cần thiết để giảm thiệt hại, khôi phục sản xuất nông nghiệp, kịp thời tiêu úng, chống ngập bảo vệ diện tích lúa mới cấy, hoa màu và cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Chỉ đạo khẩn trương rà soát, kiểm đếm, thống kê đầy đủ, chính xác thiệt hại do bão, mưa lũ, kịp thời sử dụng dự phòng ngân sách và các nguồn lực của địa phương để chủ động triển khai các chính sách hỗ trợ các đối tượng bị thiệt hại, nhất là các hộ nghèo, khó khăn, gia đình chính sách, đối tượng yếu thế theo đúng quy định, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực. Trường hợp ngân sách địa phương không đủ nguồn lực chi hỗ trợ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Tài chính để tổng hợp xử lý theo quy định.

Đồng thời, tổng hợp báo cáo đánh giá về tình hình bão, lũ trên địa bàn, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kết quả ứng phó của địa phương, những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp khắc phục, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong ngày 24/7/2025.

Rà soát, kịp thời sửa chữa các công trình hồ đập thủy lợi, đê điều bị sự cố

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an chỉ đạo lực lượng quân đội, công an sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư hỗ trợ địa phương khắc phục hậu quả bão lũ khi có đề nghị của địa phương.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất nông nghiệp tại các địa phương. Chỉ đạo rà soát, kịp thời sửa chữa các công trình hồ đập thủy lợi, đê điều bị sự cố để chủ động ứng phó với các đợt mưa lũ tiếp theo. Rà soát, tổng hợp, kịp thời phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết kiến nghị (nếu có) của các địa phương về hỗ trợ vật tư, hóa chất, giống cây trồng, vật nuôi để khôi phục sản xuất.

Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo các địa phương và chủ đập thủy điện rà soát, xây dựng phương án ứng phó để chủ động bảo đảm an toàn cho các hồ đập thủy điện, nhất là khi xuất hiện các tình huống mưa lũ lớn vượt mức thiết kế, không để bị động, bất ngờ và chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam đảm bảo an toàn lưới điện trên cả nước.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn giao thông, kịp thời khắc phục sự cố sạt lở trên các tuyến giao thông, bảo đảm giao thông thông suốt, nhất là trên các trục giao thông chính.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý đề xuất hỗ trợ khắc phục hậu quả bão, lũ của các địa phương theo đúng quy định.

Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương có liên quan khẩn trương triển khai công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.

Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng phụ trách những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.

Lời kêu gọi ủng hộ đồng bào vùng thiệt hại do ảnh hưởng cơn bão số 3

Chiều ngày 23/7/2025, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã có "Lời kêu gọi" ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do ảnh hưởng bởi mưa lũ hoàn lưu bão số 3 trên địa bàn Nghệ An. Thư do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Võ Thị Minh Sinh ký. Sau đây là nội dung lời kêu gọi:

Kính gửi: Cấp y, chính quyn, các cơ quan, đoàn th, doanh nghiệp, doanh nhân, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn tnh Nghệ An

Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 03 (Wipha) và hoàn lưu sau bão, tỉnh Nghệ An hứng chịu đợt lũ lớn chưa từng có trong lịch sử, gây thiệt hại hết sức nghiêm trọng về người và tài sản. Nhiều nhà cửa bị cuốn trôi, sập đổ; hàng ngàn héc-ta hoa màu, ao nuôi thủy sản bị ngập úng, mất trắng; nhiều tuyến đường, cầu cống bị hư hỏng nặng; nhiều khu vực bị ngập sâu trong nước lũ, một số địa phương bị chia cắt, cô lập hoàn toàn. Đời sống Nhân dân vùng bị thiên tai rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn, cần lắm những tấm lòng sẻ chia, giúp đỡ.

Phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An tha thiết kêu gọi các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang, các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và toàn thể đồng bào trong và ngoài tỉnh, kiều bào ta ở nước ngoài... bằng tình cảm và trách nhiệm của mình, hãy chung tay ủng hộ, giúp đỡ đồng bào vùng lũ Nghệ An khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định cuộc sống.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Ban Cứu trợ tỉnh Nghệ An cam kết sẽ tiếp nhận, phân bổ kịp thời, công khai, minh bạch và đúng đối tượng mọi nguồn ủng hộ quý báu của quý cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đến với Nhân dân vùng thiên tai.

1. Thời gian tiếp nhận: Từ ngày 23/7/2025 đến ngày 30/8/2025

2. Thông tin tài khoản tiếp nhận:

Tên tài khoản: Ban Cứu trợ tỉnh Nghệ An, số tài khoản: 5108856666 - Ngân hàng: BIDV - Chi nhánh Nghệ An.

Nội dung chuyên khoản: “Ủng hộ đồng bào tỉnh Nghệ An bị ảnh hưởng thiên tai”.

3. Ủng hộ bằng nhu yếu phẩm và tiền mặt, vui lòng gửi về:

- Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An. Địa chỉ: số 02, đường Phan Đăng Lưu, phường Trường Vinh, tỉnh Nghệ An.

+ Điện thoại liên hệ: Bà Hoàng Thị Thanh Minh - Trưởng Ban Tuyên giáo, Công tác xã hội: 0944006836; ông Nguyễn Đăng Hiệp - Phó Ban Tuyên giáo, Công tác xã hội: 0942711223; ông Cao Xuân Thảo - Phó Ban Tuyên giáo, Công tác xã hội: 0916467557.

Mọi tấm lòng vàng, mọi nghĩa cử cao đẹp sẽ là nguồn động viên to lớn. tiếp thêm sức mạnh để Nhân dân tỉnh Nghệ An vượt qua hoạn nạn.

Nguồn Chính Phủ: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/dien-bien-mua-lu-rat-phuc-tap-bo-quoc-phong-huy-dong-truc-thang-cuu-tro-khan-cap-cho-nguoi-dan-bi-co-lap-119250724113652117.htm