Khan hiếm nguồn cung khí đốt đang làm thay đổi địa chính trị Địa Trung Hải?
Trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung khí đốt đường ống tại EU và căng thẳng với Tây Ban Nha, Algeria đang tìm cách tăng giá khí đốt cung cấp qua đường ống Medgaz.
Trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung khí đốt đường ống tại EU và căng thẳng với Tây Ban Nha, Algeria đang tìm cách tăng giá khí đốt cung cấp qua đường ống Medgaz (công suất 8 tỷ m3/năm) cho các khách hàng Naturgy, Cepsa và Endesa (Tây Ban Nha), Engie (Pháp) và Galp (Bồ Đào Nha) bằng cách neo giá theo sàn giao dịch TTF thay vì giá dầu thô như hiện nay.
Tập đoàn Sonatrach đang đàm phán với đối tác châu Âu về việc thay đổi điều khoản hợp đồng dài hạn. Nhiều khả năng, khách hàng EU buộc phải đi đến thỏa hiệp với Algeria khi quốc gia này cung cấp tới 50 tỷ m3/năm cả khí đường ống lẫn LNG, trong đó Tây Ban Nha nhập khẩu 13 tỷ m3/năm, Bồ Đào Nha – 12 tỷ m3/năm, Ý – 21 tỷ m3/năm và Pháp – 3,6 tỷ m3/năm.
Bất chấp nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khí đốt nói chung tại châu Âu, Tây Ban Nha sở hữu thừa công suất tái khí LNG nên vẫn có thể cho phép mình gây căng thẳng chính trị với Algeria khi bắt đầu tái xuất khí đốt sang Morocco qua đường ống Maghrib (GME) bị phía Algeria đình chỉ hoạt động từ năm 2020 (cấm xuất khẩu) do tranh chấp lãnh thổ.
Như vậy, Tây Ban Nha chính thức đứng về phía Morocco sau 10 năm giữ trung lập, ngoài ra, phớt lờ đề nghị không tái xuất khí đốt.