Khẩn trương cho phép các nhà máy tăng công nhân

Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay kinh tế Đà Nẵng trông chờ chủ yếu vào sản xuất công nghiệp, dù lĩnh vực này chỉ chiếm hơn 20% trong cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, gần 20 ngày qua, các nhà máy phải thực hiện 'ba tại chỗ', sản xuất không quá 30% nhân lực. Điều này khiến chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của TP trong tháng 8 đã giảm 21,7% so với tháng trước và giảm hơn 17% so với cùng kỳ.

Doanh nghiệp dệt may cần tăng nhân lực, công suất để đảm bảo đơn hàng theo cam kết.

Doanh nghiệp dệt may cần tăng nhân lực, công suất để đảm bảo đơn hàng theo cam kết.

Để duy trì mạch máu kinh tế, chống đứt gãy chuỗi sản xuất, Đà Nẵng cần nhanh chóng áp dụng giải pháp hiệu quả để các nhà máy, công xưởng mở cửa tăng nhân lực, công suất.

Ban BQL Khu CNC và các KCN Đà Nẵng vừa đề xuất TP cho phép các nhà máy mở rộng sản xuất trở lại từ đầu tháng 9. Trước mắt, các nhà máy sẽ tăng số lượng lao động lên 50%, thậm chí 100% với doanh nghiệp đã có 100% công nhân tiêm văc xin. Các nhà máy vẫn thực hiện sản xuất “ba tại chỗ”, thực hiện nghiêm ngặt 5K, 3 ngày xét nghiệm một lần. Số lao động mới vào nhà máy cần được xét nghiệm âm tính từ 4-5 lần mới được hòa đồng với lao động cũ. Doanh nghiệp nên lựa chọn công nhân, lao động từ các “vùng xanh” ở khu dân cư để đưa vào nhà máy thực hiện “ba tại chỗ”.

Sản xuất tại nhà máy linh kiện hàng không vũ trụ UAC Khu CNC Đà Nẵng.

Sản xuất tại nhà máy linh kiện hàng không vũ trụ UAC Khu CNC Đà Nẵng.

Hiện nay Khu CNC và các KCN có khoảng 65 ngàn lao động, 70% trong số đó đã được tiêm 1 mũi văc xin. Hoạt động sản xuất “ba tại chỗ” của các nhà máy thời gian qua cũng tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu phòng chống dịch, thực hiện xét nghiệm liên tục 3 ngày/lần…do vậy việc đề xuất tăng số lao động, tăng công suất các nhà máy công nghiệp hiện nay là phù hợp và cần kíp.

Ông Võ Văn Phước, đại diện nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ UAC tại Khu CNC Đà Nẵng cho biết, phần lớn công nhân của nhà máy đã tiêm văc xin, thực hiện phòng dịch nghiêm ngặt. Do vậy, doanh nghiệp rất mong muốn được tăng nhân lực, tăng công suất để đảm bảo sản xuất đơn hàng theo cam kết với đối tác.

Các doanh nghiệp gỗ xuất khẩu cũng mong muốn mở rộng sản xuất, tăng công nhân.

Các doanh nghiệp gỗ xuất khẩu cũng mong muốn mở rộng sản xuất, tăng công nhân.

Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu như may mặc, thủy sản, linh kiện điện tử…tại Đà Nẵng cũng cho rằng, đảm bảo đơn hàng cam kết là yếu tố sống còn với doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, nếu duy trì thêm tình trạng sản xuất với tối đa 30% nhân lực sẽ rất khó khăn.

HẢI QUỲNH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/99_249078_khan-truong-cho-phep-cac-nha-may-tang-cong-nhan.aspx